Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra

Nguyễn Thị Kiều Oanh1
1 Trường ĐH Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đạo đức nhà báo là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu trong xã hội, bao gồm từ cấp quản lý, giáo dục đến bản thân nhà báo. Mặc dù các chuẩn mực đạo đức nhà báo đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng từ thực tiễn hoạt động báo chí đã cho thấy, việc các cơ quan báo chí và phóng viên, nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp vẫn còn tồn tại. Điều đó đôi khi gióng lên những vấn nạn nhức nhói trong hoạt động nghề báo, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí điều tra. Vì vậy, bài viết này hướng đến việc phân tích, chứng minh và hệ thống lại những chuẩn mực đạo đức cơ bản và thiết yếu nhất của nhà báo điều tra, trong đó bao gồm bảy chuẩn mực đạo đức quan trọng. Từ đó, góp phần củng cố hệ thống lý luận về đạo đức nhà báo và nâng cao ý thức của người làm báo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2017), Báo chí, giám sát và phản biện xã hội ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Đại (2009), Đạo đức học, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Trường Giang (2018), 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[6]. Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên) (2016), Giáo trình Báo chí điều tra, NXB Lao động, Hà Nội.
[7]. Quang Hùng, Khắc Lâm (biên soạn) (2007), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Tiền Giang.
[8]. Lê Thị Nhã (2016), Giáo trình Lao động nhà báo, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
[9]. E. P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận báo chí (tập 1), Đào Tấn Anh, Đới Thị Kim Thoa dịch, NXB Thông tấn, Hà Nội.