Nâng cao trách nhiệm của người nông dân làm du lịch ở tỉnh Tiền Giang thông qua hoạt động giao lưu và tiếp xúc văn hóa

Ngô Thị Thanh1,
1 Khoa Sư phạm và Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Tiền Giang, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay, du lịch có trách nhiệm trở thành nguyên tắc, phương châm hành động của toàn ngành. Quan điểm này không chỉ phổ biến đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà còn được phổ biến đến khách du lịch, cộng đồng địa phương. Trong phạm vi bài viết này, áp dụng các phương pháp quan sát, phương pháp điều tra điền dã, phỏng vấn sâu cùng một số phương pháp nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi đã đánh giá nhanh sự tham gia của người nông dân làm du lịch ở địa phương, chỉ ra được một số ưu điểm và hạn chế trong quá trình đón tiếp du khách dựa trên cách tiếp cận giao lưu và tiếp biến văn hóa trong hoạt động du lịch, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao trách nhiệm của người nông dân làm du lịch thông qua việc quán triệt một số quan điểm hỗ trợ người nông dân tự điều chỉnh, phát triển hoạt động kinh doanh du lịch một cách bền vững.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. (2013). Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam. Hà Nội.
Đoàn, M. C. (18/1/2017). Áp dụng tiêu chuẩn VTOS - Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN. Vụ đào tạo - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Truy cập từ http://daotao-vhttdl.vn/articledetail.aspx?articleid=443&sitepageid=633.
Huỳnh, Q. T. (2016). Đẩy mạnh du lịch cộng đồng - Giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững du lịch tỉnh Tiền Giang. Kỷ yếu Hội nghị Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang: 31/3/2016.
Ngô, T. T. (Chủ nhiệm), Nguyễn, T. P., & Nguyễn, T. P. E. (2019). Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp hướng dẫn nông dân tỉnh Tiền Giang làm du lịch dựa trên đặc trưng văn hóa của địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Nguyễn, K. L. (Chủ biên, 2014). Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin.
Nguyễn, T. H. (2015). Giao lưu, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 1(5)5.2015: 55-60.
Nguyễn, V. L. (8/8/2015). Những yếu tố tác động đến du lịch Việt Nam. Tạp chí du lịch. 2015. Truy cập từ http://www.vtr.org.vn/nhung-yeu-to-quoc-te-tac-dong-den-du-lich-viet-nam.html.
Phan, N. (2004). Bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin.
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2017). Luật Du lịch số 09/2017/QH14. Hà Nội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. (2012). Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.