Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên lợn rừng lai nuôi theo mô hình bán hoang dã, đánh giá hiệu quả điều trị của một số hóa dược

Nguyễn Văn Tuyên1, , Nguyễn Thị Vân Anh1, Dương Văn Quảng2
1 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
2 Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tỷ lệ lợn con mắc và chết do hội chứng tiêu chảy khá cao (30,17%). Giai đoạn  22 - 35 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm cao nhất ( 35,29%). Tỷ lệ nhiễm bệnh giảm dần theo độ tuổi và xảy ra cao nhất khi cai sữa ở 42 ngày tuổi (36,56%). Triệu chứng thường thấy: Phân loãng, tanh khắm, trắng, vàng; Niêm mạc nhợt nhạt, khô; Mệt mỏi, ủ rũ lười vận động. Với bệnh tích đại thể và vi thể đặc trưng: Ruột non đầy hơi, xuất huyết và sung huyết ở màng treo ruột... Việc sử dụng 3 phác đồ điều trị đều cho hiệu quả cao, tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh Ceftiofur cho hiệu quả cao hơn (95,08%) so với sử dụng Amoxicillin, Norfloxacin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2000), “Sử dụng chế phẩm sinh học Biosubtyl để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Thú y, (số 2), tr. 58.
[2]. Lê Thị Hoa (2014), Nghiên cứu cấu trúc vi thể một số cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của lợn rừng và lợn mường, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[3]. Vũ Thị Kim Hương (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy do E.coli gây ra trên đàn lợn rừng sau cai sữa nuôi tại một số trang trại thuộc tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang và biện pháp điều trị, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[4]. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh (2006), “Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Thú y, (số 4), tr. 94.
[5]. Sử An Ninh (1993), Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp trong phòng trị bệnh lợn con phân trắng, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (1991 – 1993), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002), Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Thơm (2013), So sánh một số đặc điểm bệnh lý của bệnh phân trắng lợn con ở lợn rừng nuôi, lợn địa phương (Lợn mán), lợn hướng nạc tại tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[8]. Đỗ Ngọc Thúy, Lê Thị Minh Hằng, Lê Thị Hoài (2008), “Đặc tính của một số chủng E. coli phân lập từ lợn mắc tiêu chảy tại tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Thú y, tập XV, (số 4), tr. 49 - 53.
[9]. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000), Thuốc thú y và cách sử dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 326 - 328.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả