Vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Trịnh Thị Thu Trang1
1 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn và liên tục tăng từ năm 2000 cho đến nay nhưng hiệu quả xuất khẩu vẫn còn thấp. Việc thâm nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu là hết sức cần thiết để ngành dệt may nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bài viết trình bày bản chất của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, chỉ ra các bước tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, xác định vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Hoàng Xuân Hiệp (2010), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam”, Kinh tế phát triển, (số 161), tr. 20-24.
[2]. Hà Văn Hội (2012), “Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó”, Kinh tế và Kinh doanh Đại học Quốc gia Hà Nội, (số 28), tr. 1-11.
[3]. Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường (2013), Bản tin ngành hàng dệt may, Cục Xúc tiến thương mại, Hà Nội.
[4]. Raphael Kaplinsky, Mike Morris (2011), Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị, NXB Fulbright, Thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “DMVN thời kỳ hậu WTO: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (11), tr. 42-47.
[6]. Trần Văn Tùng (2007), Thay đổi công nghệ để tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, NXB Thế giới, Hà Nội.
[7]. Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm (2010), “Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành DMVN”, Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 2(37), tr. 158-168.