Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Trần Phú Hào1
1 Văn phòng Huyện ủy Châu Thành, tỉnh An Giang.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giáo dục đạo đức học sinh giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Trong quá trình giáo dục, rèn luyện nhân cách, học sinh luôn chịu sự tác động của môi trường, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Bài viết nghiên cứu những hiện tượng vi phạm đạo đức học sinh của 3 trường trung học phổ thông của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Từ đó, tác giả nêu ra các giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn huyện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT, về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[3]. Lê Văn Hồng (Chủ biên) (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Hà Nội.
[4]. Từ Ngọc Long (2011), Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục
[5]. Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, Báo cáo Tổng kết năm học và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2010, 2011, 2012