Đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình canh tác cải Bẹ Dún trong và ngoài nhà lưới tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Dương Ngọc Thành1, , Đinh Phú Khải2
1 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thị trấn Tân Quới và 3 xã Thạnh Lợi, Tân Bình và Tân An Thạnh. Đây là địa bàn có diện tích trồng cải Bẹ Dún nhiều tại huyện Bình Tân. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm số liệu sơ cấp từ việc điều tra trực tiếp 80 hộ sản xuất cải Bẹ Dún trong và ngoài nhà lưới, 6 lãnh đạo nông nghiệp huyện và xã. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng, hiệu quả tài chính và các yếu tố tác động đến lợi nhuận sản xuất cải Bẹ Dún trong và ngoài nhà lưới tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản xuất cải Bẹ Dún trên địa bàn huyện Bình Tấn, tỉnh Vĩnh Long đã và đang phát triển đúng với định hướng của địa phương, nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Trồng ngoài nhà lưới thì tỷ lệ sâu bệnh cao hơn trồng trong nhà lưới. Về hiệu quả tài chính/1.000m2 đất trồng cải Bẹ Dún trong nhà lưới so với ngoài nhà lưới có danh thu gấp 1,6 lần, lợi nhận gấp 2,7 lần, hiệu quả đồng vốn là 0,70 đồng và 0,33 đồng tương ứng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xác định cácyếu tố ảnh hưởng lợi nhuận trồng cải Bẹ Dún. Đề tài cũng đã đưa ra giải pháp nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả trồng cải Bẹ Dún huyện Bình Tân trong thời gian tới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chi Cục Thống kê huyện Bình Tân (2021). Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2020.
Chung, T. T. H. (2015). Phân tích hiệu kinh tế mô hình sản xuất cam sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Phát triển nông thôn, Đại học Cần Thơ.
Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long. (2021). Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2020.
Đức, T. (13/8/2019). Trồng rau trong nhà lưới, hiệu quả kinh tế cao. Báo An Giang online. Truy cập từ https://baoangiang.com.vn/trongrautrongnhaluoihieuquakinhtecaoa252102.html.
Mã, V. H. (2011). Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn, N. N. (2014). Đánh giá mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ.
Trần, T. N. A. (2013). Phân tích hiệu quả sản xuất các loại cây ăn trái chính ở thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Hệ thống nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
Trần, T. H. Đ. (2012). So sánh hiệu quả sản xuất bưởi năm roi theo mô hình sản xuất truyền thống với mô hình GlobalGAP tại Bình Minh - Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ.
Trần, H. N. N. (2009). Đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
Võ, N. T. (2018). Đánh giá hiệu quả sản xuất cây khoai lang tím nhật của nông hộ tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Hệ thống Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
Vũ, A. P., & Nguyễn, T. T. (2016). Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên lúa. Trong: Nguyễn Văn Sánh và Đặng Kiều Nhân (chủ biên). Phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.