Nghiên cứu phân lập các chủng Bacillus spp có hoạt tính probiotic cao từ các sản phẩm lên men tự nhiên tại thành phố Thái Nguyên

Đỗ Thị Tuyến1, , Đỗ Bích Duệ2, Vũ Xuân Tạo3, Nguyễn Thị Minh1
1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
2 Viện Khoa học Sự sống, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
3 Công ty Cổ phần Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Từ các sản phẩm lên men truyền thống chúng tôi đã phân lập và tuyển chọn được 5 chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus được ký hiệu lần lượt là: Bacillus spp SC1, Bacillus spp SC2, Bacillus spp NC1, Bacillus spp MC1 và Bacillus spp DM1. Trong đó đã tuyển chọn được 3 chủng Bacillus spp DM1, Bacillus spp MC1, Bacillus spp SC1 có khả năng sinh axit lactic cao từ 0,315% đến 0,396%. Ba chủng này đều có khả năng phát triển tốt trong môi trường có bổ sung muối mật 0,3%, môi trường pH axit thấp và pH kiềm. Trong đó chủng Bacillus spp DM1 có tỉ lệ sống sót cao nhất ở pH=2, pH=3 và pH=8 sau 3 giờ nuôi cấy. Điều này cho thấy khả năng ứng dụng của các chủng này trong sản xuất chế phẩm probiotic sử dụng cho chăn nuôi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Hoài Anh (2008), “Probiotic - lợi ích và triển vọng”, Tạp chí Chăn nuôi, tập 1, (số 8), tr. 37-39.
[2]. Bộ Y tế (2006), Thường quy kỹ thuật xác định tổng số vi khuẩn Lactic trong thực phẩm, Tiêu chuẩn Ngành y tế, TCN – TQTP 0013:2006.
[3]. Nguyễn Lân Dũng, Hoàng Đức Nhuận (1976), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, tập I, II, III, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[4]. Phạm Thị Ngọc Lan (2007), Ảnh hưởng của chủng có tính chất probiotic khu hệ vi khuẩn đường ruột và sự tăng trọng của gà trong điều kiện bình thường và khi chịu stress nhiệt, Luận án tiến sỹ khoa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
[5]. Michail S. (2005), The Mechanism of Action of Probiotic, Wright State University School of Medicine, The Children’s Medical Center, Dayton, Ohio.
[6]. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu (2009), “Nghiên cứu khả năng sống trong môi trường đường tiêu hóa của động vật của một số chủng vi sinh vật nhằm từng bước chọn lọc tạo nguyên liệu sản xuất probiotic”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, (số 55), tr. 88-94.
[7]. Nguyễn Thế Trang (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic tạo chế phẩm bảo quản cá, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ sinh học Việt Nam.
[8]. Nguyễn Mạnh Tuấn (2012), Phân lập, tuyển chọn một số chủng Lactobacillus có khả năng sinh axit lactic cao từ các sản phẩm lên men tại khu vực thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Công nghệ sinh học, Thái Nguyên.