Thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phan Thị Tố Oanh1, Nguyễn Hữu Bách2
1 Khoa Thương Mại – Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
2 HVCH, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài viết đề cập thực trạng về nhận thức, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, hoạt động của các lực lượng giáo dục và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục hướng nghiệp dựa trên kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý, giáo viên  và học sinh  các trường trung học phổ thông ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Căn cứ vào thực trạng, chúng tôi đưa ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bo Giáo dục va Đào tạo (2007), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên ve tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề, Dự án phát triển giáo dục THPT - Trung tâm lao động - hướng nghiệp, Hà Nội.
[2]. Phạm Tất Dong (1996), Đổi mới công tác hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, NXB Giáo dục.
[3]. Phùng Đình Mẫn, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thúy (2006), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động GDHN ở trường THPT (Giáo trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III), NXB Giáo dục.
[4]. Phan Thị Tố Oanh (1996), Nghiên cứu nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh phổ thông trung học, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ.
[5]. Bùi Việt Phú (2007), "Xã hội hóa hoạt động GDHN cho học sinh phổ thông: Vấn đề và giải pháp", Tạp chí Giáo dục, (số 168), tr.5-6.