Đề xuất quy trình áp dụng mô hình 5E trong dạy học chủ đề "Ba định luật Newton về chuyển động" (Vật lí 10) theo hướng bồi dưỡng năng lực nhận thức vật lí của học sinh

Trần Thị Ngọc Ánh1, , Lý Minh Hùng2
1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Việt Nam
2 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam nhấn mạnh việc phát triển năng lực và khả năng thực hành của học sinh, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức cốt lõi. Năng lực nhận thức vật lí là một thành phần quan trọng của năng lực vật lí, bao gồm khả năng nhận biết, hiểu và vận dụng các khái niệm khoa học vào bối cảnh thực tiễn. Hướng đến mục tiêu này, mô hình dạy học 5E, với tính linh hoạt và phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, được xem là phù hợp trong việc bồi dưỡng năng lực nhận thức vật lí của học sinh. Nghiên cứu này nhằm đề xuất quy trình áp dụng mô hình 5E theo hướng bồi dưỡng năng lực nhận thức vật lí của học sinh, minh hoạ qua chủ đề "Ba định luật Newton về chuyển động" (Vật lí 10). Mô hình 5E — bao gồm các giai đoạn Gắn kết, Khám phá, Giải thích, Vận dụng và Đánh giá — được áp dụng nhằm khuyến khích học sinh chủ động khám phá, thí nghiệm và liên hệ các khái niệm vật lí, qua đó phát triển năng lực nhận thức vật lí. Mô hình 5E có thể xem là một phương pháp hiệu quả trong việc phát triển toàn diện năng lực nhận thức vật lí, đồng thời tạo ra môi trường học tập tích cực và lôi cuốn cho học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bahtaji, M. A. A. (2021). The role of math and science exposure on the effect of 5e instructional model in physics conceptions. Journal of Baltic Science Education, 20(1), 10-20.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí. Hà Nội.
Bybee, R. W., Taylor, J. A., Gardner, A., Van Scotter, P., Powell, J. C., Westbrook, A., & Landes, N. (2006). The BSCS 5E instructional model: Origins and effectiveness. Colorado Springs, Co: BSCS, 5(88-98).
Ergin, I. (2012). Constructivist approach based 5E model and usability instructional physics. Latin-American Journal of Physics Education, 6(1), 14-20.
Kaput, K. (2018). Evidence for Student-Centered Learning. Education evolving.
Korthagen, F., Loughran, J., & Russell, T. (2006). Developing fundamental principles for teacher education programs and practices. Teaching and Teacher Education, 22(8), 1020-1041.
Mestry, R. (2017). Principals' perspectives and experiences of their instructional leadership functions to enhance learner achievement in public schools. Journal of Education (University of KwaZulu-Natal), (69), 257-280.