Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (từ trời, phật, thần thánh và lễ hội đời người)

Nguyễn Hữu Rạng1,
1 Sinh viên, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi thế hệ người Việt. Tác phẩm là nơi lưu giữ và kết tinh những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc. Một trong số đó phải kể đến là văn hóa tâm linh của người Việt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiến hành tiếp cận tác phẩm Truyện Kiều thông qua việc lý giải những biểu hiện và nhận xét, đánh giá ý nghĩa của bốn dạng thức tâm linh tiêu biểu: Trời - Phật - Thần thánh và Lễ hội đời người. Nguyên lý chung khi Nguyễn Du xây dựng nên các dạng thức này trong tác phẩm nằm ở chỗ tác giả một mặt vừa khẳng định tâm linh nhưng mặt khác lại vừa phủ định nó, đưa con người trở lại vai trò trung tâm trong niềm tin vào thực tại của chính mình. Trước hết và trên hết, những dạng thức tâm linh này đều được Nguyễn Du xây dựng dựa trên nếp nghĩ, cách ứng xử của người Việt từ bao đời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Diêu, V. Q. (1996). Bí ẩn của chiêm mộng (Lý Khắc Cung dịch, Nguyễn Ngọc San hiệu đính). Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin. (Được dịch từ nguyên tác bản tiếng Trung in lần thứ 2. (1993). Quảng Tây: NXB Nhân dân xã).
Đào, D. A. (1992). Việt Nam văn hóa sử cương. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Đào, D. A. (2000). Từ điển truyện Kiều. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin.
Hoàng, P. (Chủ biên). (2018). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
Kinh Kim Kang. (2015). Kim Cang Bát-Nhã-Ba-La-Mật kinh (Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập Hán dịch, Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tôn giáo.
Lê, T. Y. (Chủ biên). (2015). Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn, D. (2018). Truyện Thúy Kiều (Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo). Hà Nội: NXB Văn học.
Nguyễn, D. H. (2006). Triết học Phật giáo Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa.
Nguyễn, Đ. D. (2002). Văn hóa tâm linh. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin.
Nguyễn, Đ. D. (2004). Văn hóa việt Nam đỉnh cao Đại Việt. Hà Nội: NXB Hà Nội.
Nguyễn, X. H. (2010). Đạo giáo - Triết lý nhân sinh (Mộng tượng thần mật Trung Hoa - Đại đức Thích Minh Nghiêm hiệu đính). Hà Nội: NXB Thời đại.
Phan, N. (1998). Bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin.
Toan, A. (1968). Phong tục Việt Nam (Từ bản thân đến gia đình). Hà Nội: NXB Khai Trí.
Thiều, C. (2013). Hán Việt tự điển. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa - Thông tin.
Trần, Đ. S. (2005). Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
Trần, N. T. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Giáo dục.
Trần, T. K. (2003). Nho giáo. Hà Nội: NXB Văn học.