Nghiên cứu xây dựng điểm chuẩn cho bài kiểm tra dựa trên sự kết hợp của T-GM(m,n), GRA và phương pháp ROC

Nguyễn Phước Hải1, , Trịnh Thị Kim Bình2, Tạ Phương Hùng3
1 Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
2 Trường Đại học Kiên Giang
3 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là đề xuất xây dựng điểm chuẩn cho bài kiểm tra dựa trên sự kết hợp của T-GM(m,n), GRA và phương pháp ROC. Ngoài ra, người nghiên cứu đã sử dụng phần mềm MATLAB để thiết kế một hộp công cụ MATLAB cho phương pháp này. Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng phương pháp này không chỉ có thể xây dựng được điểm chuẩn cho bài kiểm tra, mà còn cung cấp cho các nhà giáo dục một phương pháp hiệu quả để đánh giá, phân loại và dự báo kết quả học tập của học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

]. Nguyễn Phước Hải (2016), “Sử dụng bảng GSP và phương pháp ROC để phân tích câu hỏi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, (Số 134 (11)), tr. 32-37.
[2]. Nguyễn Phước Hải (2017), “Sử dụng bảng GSP và phương pháp ROC để phân tích câu hỏi và lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, (Số 24 (2)), tr. 11-17.
[3]. Nguyễn Phước Hải, Dư Thống Nhất (2014), “Đánh giá kết quả xếp hạng và dự báo kết quả học tập của học sinh dựa trên phân tích quan hệ xám và mô hình xám”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (Số 32), tr. 43-50.
[4]. Nguyễn Phước Hải, Dư Thống Nhất (2015), “Phân tích và lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa trên bảng S-P, phân tích quan hệ xám và đường cong ROC”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, (Số 6 (72)), tr. 163-173.
[5]. Nguyễn Phước Hải, Sheu, T. W., & Nagai, M. (2015), “Dự báo kết quả học tập của học sinh dựa trên sự kết hợp phương pháp gần đúng Taylor và các mô hình xám”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, (Số 31 (2)), tr. 70-83.
[6]. Nguyen, P. H., Nguyen, P. T., Ho, C. P., Trinh, T. K. B., & Nagai, M. (2017), “The Prediction of the Admission Teacher’s Number in Taiwan by using T-GM(1,n) and T-GM(2,n) Method”, Journal of Grey System, 20 (3), p. 139-150.
[7]. Nguyen, P. H., Sheu, T. W., Nguyen, P. T., Pham, D H., & Nagai, M. (2014), “Taylor Approximation Method in Grey System Theory and Its Application to Predict the Number of Teachers and Students for Admission”, International Journal of Innovation and Scientific Research, 10 (2), 353-363.
[8]. Sheu, T. W., Nguyen, P. H., Nguyen, P. T., Pham, D. H., Tsai, C. P., & Nagai, M. (2014), “The Analysis of Misconceptions Based on S-P Chart, Grey Relational Analysis, and Receiver Operating Characteristic”, International Journal of Kansei Information, 5 (1), p. 1-12.
[9]. Sheu, T. W., Nguyen, P. H., Nguyen, P. T., Pham, D. H., Tsai, C. P., & Nagai, M. (2014), “Using GM(2,1) and T-GM(2,1) to predict the number of students for admission”, Journal of Information and Computational Science, 11 (17), p. 6085-6096.
[10]. Sheu, T. W., Nguyen, P. H., Nguyen, P. T., Pham, D. H., Tsai, C. P., & Nagai, M. (2014), “Using Taylor Approximation Method to Improve the Predicted Accuracy of GM(1,1), GVM, and GM(2,1)”, International Journal of Applied Mathematics and Statistics, 52 (5), p. 41-54.