Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Giải pháp góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh An Giang

Nguyễn Thị Hồng Nhung1,
1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh An Giang có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải có đội ngũ lao động đã qua đào tạo nghề. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở An Giang đạt được những kết quả khả quan như: số lượng lao động nông thôn được học nghề tăng lên, các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả, trình độ kỹ thuật của người học nghề được nâng lên. Tuy nhiên, công tác này của tỉnh còn nhiều hạn chế: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiếu thốn, không đồng bộ, lạc hậu, các trung tâm dạy nghề huyện đa số đều mới thành lập, không có lực lượng giáo viên cơ hữu… Bởi vậy, để khắc phục những khó khăn, hạn chế, công tác này cần thực hiện đồng bộ những giải pháp như: đảm bảo vấn đề việc làm cho lao động sau khi học nghề; tập trung đào tạo lao động nông nghiệp ở các nghề có khả năng ứng dụng cao; hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi để người được đào tạo nghề có thể thực hiện các mô hình sản xuất…
 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Cục thống kê An Giang(2014), Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2013.
[2]. Cục thống kê An Giang (2012), Thông báo tình hình kinh tế - xã hội cả năm 2012.
[3]. Nguyễn Đăng (2013), “Giải quyết lao động vùng nông thôn”, Báo An Giang, số 3961, ngày 17/4.
[4]. Hà Thị Hằng (2013), Nguồn nhân lực cho CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[5]. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang, Trường Đại học An Giang, Sở KH&CN An Giang (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang và ĐBSCL: Thách thức và giải pháp”, An Giang.
[6]. Võ Công Nguyện (Chủ nhiệm) (2011), Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Sở khoa học công nghệ An Giang.
[7]. Sở Khoa học và Công nghệ An Giang (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm về phát triển công nghệ 2001-2011, số 144/BC-SKHCN
[8]. UBND tỉnh An Giang (2005), Báo cáo tình hình thực hiện Đề án đào tạo nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực tỉnh An Giang, Số 60/BC.UBND.
[9]. UBND tỉnh An Giang (2010), Tờ trình về việc thông qua đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020”, số 83/TTr-UBND.
[10]. UBND tỉnh An Giang (2013), Báo cáo sơ kết chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015.