Đặc điểm thực vật học và tác dụng kháng oxy hóa in vitro trên mô hình quét gốc tự do DPPH của cao chiết hoa cây đậu biếc (Clitoria ternatea L., Fabaceae) tại Bạc Liêu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát đặc điểm thực vật, sơ bộ thành phần hóa học và hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol 96% và cao chiết nước từ hoa cây Đậu biếc bằng việc phân tích mẫu vật đã định danh được hoa Đậu biếc thu hái tại Bạc Liêu chính là Clitoria ternatea L., Fabaceae. Ngoài ra, kết quả định tính cho thấy trong hoa cây Đậu biếc hiện diện các hợp chất hóa học: Anthocyanin, flavonoid, carotenoid, tinh dầu, triterpenoid tự do, tannin, saponin, acid hữu cơ, chất khử và hợp chất polyuronid. Bên cạnh đó, khả năng kháng oxy hóa in vitro được tiến hành bằng phương pháp sử dụng gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl), với chất chuẩn là vitamin C. Mẫu thử là cao ethanol 96% và cao nước của hoa cây Đậu biếc cho giá trị IC50 tương ứng là 362,94 μg/mL và 297,39 μg/mL, mặc dù thấp hơn chất chuẩn vitamin C (IC50 = 4,72 μg/mL). Hiệu suất loại bỏ gốc tự do của cao ethanol 96% hoa Đậu biếc tỉ lệ thuận với nồng độ, khi nồng độ cao chiết tăng từ 100 đến 500 µg/mL tương đương hiệu suất ức chế gốc tự do tăng từ 18,45% đến 66,31%. Đối với cao nước, hiệu suất ức chế gốc tự do tăng từ 24,83% đến 70,12% trong cùng dãy nồng độ thử nghiệm. Kết luận cao nước có khả năng quét gốc tự do DPPH tốt hơn cao ethanol 96%. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy tiềm năng tác dụng sinh học của hoa Đậu biếc và tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu và sử dụng tiếp theo.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Hoa Đậu biếc, kháng oxy hóa, thực vật học, thử nghiệm DPPH
Tài liệu tham khảo
Kamkaen, N., & Wilkinson, J. M. (2009). The antioxidant activity of Clitoria ternatea flower petal extracts and eye gel. Phytotherapy Research, 23 (11), 1624-1625.
Kumar S., & Bhat K. (2011), In-vitro cytotoxic activity studies of Clitoria ternatea linn flower extracts, Int J. Pharma Sci. Rev Res., 6, 120-121.
Phrueksanan, W., Yibchok-anun, S., & Adisakwattana, S.(2014). Protection of Clitoria ternatea flower petal extract against free radical-induced hemolysis and oxidative damage in canine erythrocytes. Research in veterinary science, 97(2), 357-363.
Võ, V. C. (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học. Tập 1, 883-885.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Huỳnh Anh Duy, Tiết Thanh Phong, Lâm Thị Ngọc Giàu, Khảo sát thành phần bay hơi, xác định hàm lượng alkaloid và proanthocyanidin toàn phần trong lá cây Chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels, Euphorbiaceae) , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 34 (2018): Phần B - Khoa học Tự nhiên
- Huỳnh Anh Duy, Nguyễn Thị Huyền Linh, Lâm Văn Nam, Nghiên cứu thành phần hóa học thân cây Vọng cách (Premna serratifolia L.) , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 23 (2016): Phần B - Khoa học Tự nhiên
- Huỳnh Anh Duy, Lâm Thị Ngọc Giàu, Bùi Mỹ Linh, Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitrocao chiết Rau ngổ (Enhydra fluctuans Lour., Asteraceae) trên hai thử nghiệm DPPH và MDA , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 25 (2017): Phần B - Khoa học Tự nhiên
- Huỳnh Anh Duy, Nguyễn Bá Quân, Nguyễn Thị Kim Huyền, Đặc điểm vi học và bước đầu khỏa sát thành phần hóa học thân cây Vọng cách (Premma serratifolia L., Verbenaceae) và lá Vông nem (Erythrina variegata L., Fabaceae) , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 28 (2017): Phần B - Khoa học Tự nhiên