Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược trên địa bàn huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (1962-1963)

Lê Đình Trọng1, Nguyễn Hoàng Nhựt2,3,
1 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
3 Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Tân Lộc, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong giai đoạn 1961-1965, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với trọng tâm là thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược, mưu đồ “tát nước bắt cá” nhằm cô lập và tiêu diệt cách mạng miền Nam. Tỉnh Vĩnh Long có vị trí chiến lược, là cửa ngõ miền Tây Nam Bộ, Vĩnh Long trở thành một địa bàn trọng điểm bình định lập ấp chiến lược của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh, huyện Bình Minh nằm trên trục giao thông liên tỉnh miền Tây, ngay cửa ngõ đến Bắc Cần Thơ. Từ năm 1962 đến năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tăng cường thiết lập hệ thống ấp chiến lược tại huyện này. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân huyện Bình Minh nổi dậy đấu tranh, từng bước phá tan các mảng ấp chiến lược, góp phần làm phá sản “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà tại tỉnh Vĩnh Long nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Biên soạn - Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến. (2010). Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến. Tập 2. Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Minh. (2007). Lịch sử truyền thống cách mạng huyện Bình Minh (1930-1975). Hà Nội. NXB Quân đội nhân dân.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Long Hồ. (2007). Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Long Hồ (1930-2000). Vĩnh Long.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long. (2015). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (1930-2010). Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia - sự thật.
Ban Tuyên giáo huyện ủy Bình Minh. (2005). Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thành Lợi. Vĩnh Long.
Ban Tuyên giáo huyện ủy Bình Minh. (2009). Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Hòa anh hùng (1930-2005). Vĩnh Long.
Ban Tuyên giáo huyện ủy Bình Tân - Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Lược. (2012). Lịch sử xã Tân Lược (1930-2010). Vĩnh Long.
Ban Tuyên giáo huyện ủy Bình Tân - Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Quới. (2012). Lịch sử xã Tân Quới (1930- 2010). Vĩnh Long.
Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long. (2002). Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000). Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9. (1996). Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến (1945-1975). Hà Nội. NXB Quân độ nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2012). Văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước. Tập 1. Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia - sự thật.
Hội đồng Quân nhân cách mạng. (1963). Tài liệu của Phủ Tổng ủy Tân sinh nông thôn về chính sách ấp chiến lược năm 1963. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Thành phố Hồ Chí Minh. Kí hiệu hồ sơ số 80.
Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa. (1961). Trích yếu về việc dùng danh từ Ấp chiến lược. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Thành phố Hồ Chí Minh. Kí hiệu hồ sơ số 2967.
Phủ Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa. (1962). Công văn, Quyết nghị của Quốc hội v/v Tán trợ Quốc sách Ấp chiến lược năm 1962. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Thành phố Hồ Chí Minh. Kí hiệu hồ sơ số 2951.
Phủ Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hoà. (1962). Đại cương về Quốc sách Ấp chiến lược. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Thành phố Hồ Chí Minh. Kí hiệu hồ sơ số 21758.
Tô, T. Đ. (2020). Quá trình thực thi quốc sách ấp chiến lược của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1961-1965). Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trịnh, N. (2002). Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975). Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả