Thực trạng quản lý thiết bị dạy học các trường trung học cơ sở ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Trần Thị Hồng1, , Trương Minh Tân2
1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, Việt Nam
2 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiết bị dạy học là phương tiện hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc thực hiện các nội dung dạy học và tiến hành đổi mới phương pháp dạy học; do vậy, quản lý hoạt động dạy học phải gắn chặt với cung cấp thiết bị dạy học, coi đó là mục tiêu, là nguồn lực quan trọng để phát triển giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng một cách căn bản và có chất lượng. Bài báo đánh giá kết quả thực trạng quản lý thiết bị dạy học thông qua việc khảo sát 82 khách thể gồm 13 cán bộ quản lý, 69 giáo viên và nhân viên ở 6 trường trung học cơ sở Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Kết quả khảo sát được phân tích, đánh giá thực trạng theo thang đo Likert 4 mức độ, cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở địa phương này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành TW khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học sơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục thiết bị dạy học thối thiểu lớp 6.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở.
Nguyễn, V. Đ, & Phạm, M. H. (2013). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Giáo dục.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả