Đánh giá thực trạng tảo hôn ở vùng dân tộc thiểu số huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tảo hôn đã làm cho chất lượng nguồn nhân lực bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, dáng vóc và khả năng lao động của con người. Xuất phát từ thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số huyện Chư Prông từ năm 2015 đến năm 2018, bằng phương pháp phỏng vấn cấu trúc và nghiên cứu tài liệu, nhóm nghiên cứu đã thiết kế phiếu điều tra và tiến hành khảo sát 349 cặp vợ chồng có liên quan đến tảo hôn đang định cư tại 12 thôn, làng thuộc 6 xã có số cặp tảo hôn cao nhất huyện bao gồm (Ia Boòng, Ia O, Ia Púch, Ia Vê, Ia Ga, Ia Piơr). Từ kết quả khảo sát thực địa, nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu và đi đến xác định nhóm dân tộc thiểu số có tình trạng tảo hôn cao phân theo dân tộc, giới tính, lứa tuổi và địa bàn cư trú. Đồng thời tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề tảo hôn và Luật Hôn nhân và gia đình. Từ đó, xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tảo hôn trên địa bàn huyện Chư Prông.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Tảo hôn, dân tộc thiểu số, huyện Chư Prông
Tài liệu tham khảo
[2]. Quốc hội Việt Nam(2015), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và những văn bản hướng dẫn thực hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3]. Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện Chư Prông (2018), Tổng hợp số đối tượng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2018, Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện Chư Prông, Gia Lai.
[4]. Trường THPT Pleime (2018), Báo cáo số liệu học sinh thôi học 2015-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, Gia Lai.
[5]. Trường THPT Trần Phú (2018), Báo cáo số liệu học sinh thôi học 2015-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, Gia Lai.
[6]. Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông (2018), Tình hình tự tử và nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chư Prông, UBND huyện Chư Prông, Gia Lai.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Hoàng Việt Trung, Cải quân đội thời Lê Thánh Tông và bài học xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay cách , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 17 (2015): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Nguyễn Tiến Dũng, Trần Văn Điện, Hoàng Việt Trung, Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 10 Số 1 (2021): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Hoàng Việt Trung, Một số biện pháp dạy và ôn tập môn Lịch sử lớp 12 ở trường phổ thông theo hình thức trắc nghiệm khách quan , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 33 (2018): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Hoàng Việt Trung, Từ nghệ thuật chỉ đạo Chiến dịch Pleime năm 1965 đến những bài học lịch sử mang tính thời đại , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 10 Số 4 (2021): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Hồ Xuân Quang, Hoàng Việt Trung, Vận dụng luận điểm của C. Mác – V. Lê nin về vấn đề ruộng đất và sở hữu ruộng đất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 12 (2015): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn