Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bài viết phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu nghiên cứu thu thập từ nguồn thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp 105 khách du lịch nội địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, du lịch sinh thái miệt vườn với nhiều loại trái cây đặc sản, hoạt động trải nghiệm phong phú, gần gũi thiên nhiên, văn hóa địa phương nên có tiềm năng phát triển lớn. Các yếu tố phát triển du lịch sinh thái miệt vườn được đánh giá gồm cảnh quan, hoạt động du lịch, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện phục vụ, nhân viên, giá cả dịch vụ và an ninh, an toàn của điểm đến. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch hấp dẫn này gồm: tăng cường quảng bá, tổ chức các tour du lịch sinh thái miệt vườn, cải tạo cảnh quan, đa dạng hoạt động du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ du lịch với giá hợp lí và đảm bảo an toàn cho du khách
Từ khóa
Du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sinh thái, phát triển du lịch, Đồng Tháp
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (2010). Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2010, về việc phê duyệt đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020.
Đoàn, T. M. H., & Bùi, T. Q. N. (2012). Phát triển du lịch nông thôn ở vùng ĐBSCL: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông - công nghiệp. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, số 28 (2012), 261-268.
Đỗ, T. N. (2015). Nghiên cứu phát triển DLSTMV tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê, A. (2016). Phát triển bền vững cây ăn trái vùng ĐBSCL. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập từ http://dangcongsan.vn/kinh-te/phat-trien-ben-vung-cay-an-trai-vung-dong-bang-song-cuu-long-404218.html.
Lê, C. L. (2015). Tìm hiểu địa văn hóa miệt vườn Nam Bộ. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (120), 3-13.
Nguyễn, T. N., Trần, T. H. A., & Nguyễn, T. D. M. (2015). Đánh giá của du khách đối với du lịch miệt vườn vùng ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 36 (2015), 84-94.
Phạm, T. L. (2015). Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tham luận tại Hội thảo Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Hà Nội.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. (2017). Tài liệu Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đồng Tháp, tổ chức ngày 19/12/2017.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. (2019). Quyết định số 347/QÐ-UBND.HC ngày 24/4/2019 về việc phê duyệt các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2019.
Văn, N. Q. T. (2015). Văn hóa sông nước của cư dân ĐBSCL. Tạp chí Văn hóa, số 375 tháng 9/2015, 22-27.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Nguyễn Minh Triết, Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Đồng Tháp , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 20 (2016): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Nguyễn Minh Triết, Trịnh Diệu Hiền, Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả thêm cho sản phẩm rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 27 (2017): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Nguyễn Minh Triết, Chiến lược phát triển bền vững làng nghề truyền thống sản xuất bột gạo Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 34 (2018): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn