Thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975

Hồ Thị Thu Hà1
1 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ở truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, thời gian được biểu hiện dưới dạng thời gian trần thuật bị đảo lộn, thời gian đồng hiện và thời gian trần thuật tuyến tính có biến hóa. Trong đó, sự phối hợp, đan xen trong thời gian truyện là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn này, đem đến tính hiện đại cho truyện. Việc xử lí thời gian trần thuật cho thấy sự vận động trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Khải, thấy sức trẻ, sự nhanh nhạy trong ngòi bút của ông khi tiếp cận với cái mới. Sự tiếp nối và tiếp cận ấy chịu sự chi phối của một ngòi bút đầy bản lĩnh, làm nên một phong cách riêng, không trùng lặp với bất cứ ai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. M. Bakhtine (Phạm Vĩnh Cư dịch) (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
[2]. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục.
[3]. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Khải (1993), Một thời gió bụi, NXB Lao động.
[5]. Nguyễn Khải (1993), Vị sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
[6]. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội Nhà văn.
[7]. Nguyễn Khải (Ngô Vĩnh Bình và Nguyễn Đức Quang tuyển chọn) (1996), Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Hội Nhà văn, Hà nội.
[8]. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội