Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh của xạ khuẩn chi Streptomyces trong đất ở khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên

Đỗ Thị Tuyến1, Đào Thị Hằng1, Vi Thị Đoan Chính1
1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Từ 19 mẫu đất thu được tại khu vực đang chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã phân lập được 92 chủng xạ khuẩn chi Streptomyces. Các chủng xạ khuẩn phân lập được có độ đa dạng cao về màu sắc khuẩn ty khí sinh, xuất hiện cả 7 nhóm màu: xám, trắng, hồng, nâu, tím, xanh, vàng. Qua kiểm tra hoạt tính kháng sinh của các chủng xạ khuẩn phân lập được, có 39 chủng (chiếm 42,4%) có hoạt tính kháng các vi sinh vật kiểm định. Trong đó, số chủng có hoạt tính kháng nấm là cao nhất – chiếm 79,49%, số chủng có hoạt tính kháng vi khuẩn Gram (+) là 76,29% và thấp nhất là số chủng có hoạt tính kháng vi khuẩn Gram (-) chỉ có 64,10%. Với mục đích tuyển chọn được các chủng có hoạt tính kháng nấm, chúng tôi đã lựa chọn ra 3 chủng có hoạt tính mạnh nhất để tiếp tục nghiên cứu là TC13.1, TC13.2 và TC12.1.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Vi Thị Đoan Chính (2011), Tuyển chọn va nghiên cứu xa khuẩn co kha năng đối kháng với một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã số: B2009-TN07-02.
[2]. Vi Thị Đoan Chính, Trịnh Ngọc Hoàng, Trịnh Đình Khá, Vũ Thị Lan (2007), Nghiên cứu sự phân bố của xạ khuẩn sinh chất kháng sinh phân lập từ đất Thái Nguyên, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc NCCB trong khoa học sự sống, tr. 433–437.
[3]. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thanh Hiền, Le Đình Lương, Đoàn Xuân Mượu, Phạm Văn Ty (1978), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Tập III, NXB KH&CN, Hà Nội.
[4]. Lê Đức, Nguyễn Quốc Việt (2007), Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tại Đại Từ, Đồng Hỷ, Thái Nguyên đến môi trường khu vực, Hội thảo KH Quốc gia "Những vấn đề môi trường và phát triển bền vững vùng đông bắc", tr. 153–159.
[5]. Gause G. F., Terekhova L. P., Preobrazhenskaya T. P., Sveshnikova M. A., Maximova T. S. (1983), A guide for the determination of actinomycetes, Genera Streptomyces, Streptoverticillium, and Chaina, USA.
[6]. Bùi Thị Việt Hà (2006), Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Hà Nội.
[7]. Lê Mai Hương (1993), Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh phân lập ở đất Hà Nội và vùng phụ cận, Luận án phó tiến sĩ, Trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội.
[8]. Nguyễn Huỳnh Minh Quyên (2011), Điều tra nghiên cứu một số hoạt chất có khả năng kháng vi sinh vật và kháng dòng tế bào ung thư từ tế bào xạ khuẩn, Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp ĐH Quốc gia, Mã số 09.48, Hà Nội.
[9]. Shirling E. B., Gottlieb D. (1996), "Methods for characterization of streptomyces species", International Journal of Systematic Bacteriology, 16 (3).
[10]. Đỗ Thị Tuyến, Lương Thị Hương Giang, Đào Thị Hằng, Nguyễn Thị Hương Liên, Vi Thị Đoan Chính (2011), "Hoạt tính kháng sinh của xạ khuẩn trong đất tại các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản", Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, Số 86(10), tr. 153–158.