Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986

Nguyễn Văn Hùng1
1 Trường Đại học Phú Xuân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khi viết về đề tài lịch sử, các tiểu thuyết gia đã tạo nên bước đột phá táo bạo về cách viết, vận dụng các thủ pháp của kĩ thuật viết hiện đại và hậu hiện đại, tạo ra dạng thức mới cho thể loại. Trong đó, điểm nhấn góp phần làm nên thành công đó là tính chất liên văn bản - một trong những đặc trưng quan trọng của nghệ thuật hậu hiện đại. Thông qua sự tương tác các mã lịch sử, mã văn hóa, các văn bản thể loại…, tiểu thuyết lịch sử đã tạo nên một cuộc đối thoại lớn: nhà văn - tác phẩm - độc giả, qua đó mở ra cánh cửa để chúng ta có thể khám phá và tìm lại sự thật trong tầng sâu của cấu trúc văn bản tự sự.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
[2]. Ilin và Tzurganova (chủ biên, 2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[3]. M. Kundera (1998), Tiểu luận (Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bội), Nguyên Ngọc dịch, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[4]. Huy Liên, “Từ đối thoại tiểu thuyết của Bakhtin đến phê bình đối thoại của Todorov”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1/2005.
[5]. LP. Rjanskaya: “Liên văn bản – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề”, Ngân Xuyên dịch, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2007.
[6]. Đỗ Ngọc Thạch, “Thái Vũ và tiểu thuyết lịch sử”, nguồn: http://www.vanchuongviet.org.