Nguyên nhân biến đổi của địa danh ở tỉnh Sóc Trăng

Nguyễn Thúy Diễm1
1 Trường Đại học Tây Đô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân tạo, mang dấu ấn của hiện thực, đồng thời chứa đựng tình cảm, ý thức thẩm mĩ sâu sắc của con người. Trong quá trình phát triển lịch sử, địa danh Việt Nam nói chung, địa danh tỉnh Sóc Trăng nói riêng có thể tồn tại hoặc mất đi hoặc cũng có thể thay đổi về hình thức, ý nghĩa ban đầu của nó bởi nhiều lý do khác nhau. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về những nguyên nhân làm biến đổi địa danh ở tỉnh Sóc Trăng. Qua nghiên cứu, có hai nguyên nhân chủ yếu tác động, ảnh hưởng đến sự biến đổi của địa danh ở địa phương này là nguyên nhân bên ngoài ngôn ngữ và nguyên nhân ngôn ngữ học. Đây là sự biến đổi có tính liên tục và đa dạng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc truy tìm từ nguyên của địa danh tỉnh Sóc Trăng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Thanh Bình (2000), “Nguồn gốc địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng”, Tài liệu hội thảo khoa học lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng trước 1945, Sóc Trăng.
[2]. Nguyễn Thái Liên Chi (2009), Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895-1896), Đại Nam quốc âm tự vị, tập 1, 2, Sài Gòn.
[4]. Nguyễn Thúy Diễm (2012), Nghiên cứu địa danh tỉnh Sóc Trăng, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Nguyễn Đình Đầu (1995), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn tỉnh An Giang, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. [6]. Lê Trung Hoa (2000), “Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở tỉnh Sóc Trăng”, Tài liệu hội thảo Khoa học lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng trước 1945, Sóc Trăng.
[7]. Lê Trung Hoa (2011), Địa danh học Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[8]. Hoàng Phê (chủ biên), (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
[9]. Nguyễn Quang Thắng (sưu tầm), (2002), Tuyển tập Vương Hồng Sển, NXB Văn hóa.
[10]. Nguyễn Kiên Trường (1996), Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (Sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác), Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.