Đánh giá diễn biến chất lượng nước xả ao nuôi cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) bằng mô hình đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm phương nằm ngang kết hợp trồng cỏ vetiver (Vetiveria Zizanioides L)

Trần Thảo Vy1, Huỳnh Cảnh Thanh Lam1, Nguyễn Trường Thọ1, Lê Anh Tuấn2, Trương Hoàng Đan2
1 HV, Trường Đại học Cần Thơ
2 Trường Đại học Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu bố trí thí nghiệm mô hình đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm phương ngang trồng cỏ Vetiver để xử lý nước xả ao nuôi cá Tra, kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước đầu ra sau mười hai tuần thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn Cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp, cho phép thải vào nguồn nước mặt hoặc tái sử dụng. Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu BOD5 là 93,2%; COD là 92,3%; TN là 78,9%; TP là 86,8%; TSS là 93,4% và Coliforms là 98,3%. Bên cạnh đó, thời gian và vị trí cũng như diện tích trồng cỏ ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống, từ đó làm cơ sở khoa học để thiết kế một khu đất ngập nước có hiệu quả và khả thi về kinh tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Lâm Thị Mỹ Nhiên và Ngô Thụy Diễm Trang (2013), “Vai trò của bồn bồn trong hệ thống đất ngập nước kiến tạo xử lý nước thải ao nuôi cá Tra thâm canh tuần hoàn kín”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 24 (12), tr. 31-36.
[2]. Lê Anh Tuấn, Lê Hoàng Việt và Guido Wyseure (2009), Giáo trình Đất ngập nước kiến tạo, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Lê Anh Tuấn (2007), “Xử lý nước thải các ao nuôi cá nước ngọt bằng đất ngập nước kiến tạo”, Hội thảo “Quản lý và xử lý ao nuôi thủy sản”, Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, tr. 1-14.
[4]. Lê Hoàng Việt (2003), Giáo trình phương pháp xử lý nước thải, NXB Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ.
[5]. J. Vymazal (2005), “Horizontal subsurface fl ow and hybrid constructed wetlands systems”, Ecological Engineering, (25), p. 478-490.