Khôi phục và phát triển làng nghề bánh tráng xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Lê Thị Thanh Yến1, , Trang Thị Trân Châu2
1 Trường Đại học Đồng Tháp
2 Sinh viên, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Các làng nghề truyền thống Việt Nam là một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc. Trong đó, ở mỗi địa phương trên cả nước đều tồn tại các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc bản địa và mang lại những giá trị to lớn về mọi mặt cho nơi có làng nghề. Làng nghề bánh tráng ở xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang là một trong những làng nghề như thế. Trong phạm vi trình bày, bài viết nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho việc khôi phục và phát triển làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh gắn với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Long Xuyên và tỉnh An Giang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

  [1]. Lê Hải (2006), “Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr51-52.
[2]. Mai Thế Hớn (1998), Phát triển một số làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô, NXB Chính trị Quốc gia.
[3]. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội.
[4]. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[5]. Vũ Quốc Tuấn (2011), Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, NXB Tri thức, Tp.HCM.
[6]. Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.