Nhu cầu học nghề của trẻ em lao động sớm tại tỉnh An Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu học nghề, và định hướng nghề nghiệp của trẻ em từ 14 đến dưới 18 tuổi có nguy cơ hoặc tham gia lao động sớm ở tỉnh An Giang. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 136 trẻ em có nguy cơ hoặc tham gia lao động sớm ở huyện Châu Phú, huyện Chợ Mới, huyện An Phú và thành phố Châu Đốc thông qua cách tiếp cận điều tra xã hội học. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số trẻ từ 14 đến dưới 18 tuổi có nguy cơ hoặc tham gia lao động trẻ em đều mong muốn được học nghề và định hướng nghề nghiệp của các em chủ yếu là các nhóm ngành nghề liên quan đến kỹ thuật. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tham vấn hướng nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu học nghề của nhóm trẻ này được đề xuất nhằm mục đích tạo khả năng có việc làm bền vững cho các em khi đến tuổi lao động cũng như nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, góp phần hạn chế di cư và giảm thiểu lao động trẻ em tại địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa
Hướng nghiệp, lao động sớm, nhu cầu học nghề, trẻ em
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Hồ, P. H. P., & Trần, T. T. (2013). Tài liệu Dành cho cha mẹ “Giúp con hướng nghiệp” - Phụ lục 2 và 3, 46-54. Hội LHPN Việt Nam và Tổ chức Giáo dục vì sự phát triển (VVOB).
Khánh, V. (2019). An Giang: “Nỗ lực phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em”. Báo Dân Sinh. Truy cập từ https://baodansinh.vn/an-giang-no-luc-phong-ngua-giam-thieu-lao-dong-tre-em-20191230160136739.htm.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang. (2020). Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020, phụ lục tổng kết các phòng. Số: 2077/BC-SGDĐT.
Trần, T. K. L. (2017). Nghiên cứu dự báo nhu cầu giáo viên phổ thông và dạy nghề ở An Giang đến năm 2030, tr. 45. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Lê Thị Hồng Hạnh, Nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở huyện An Phú, tỉnh An Giang , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 36 (2019): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Lê Thị Hồng Hạnh, Nghiên cứu, vận dụng phương pháp quản lý trường hợp trong hỗ trợ đào tạo nghề cho trẻ em lao động sớm từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi ở khu vực nông thôn , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 11 Số 1 (2022): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Lê Thị Hồng Hạnh, Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em lang thang đường phố tỉnh An Giang , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 22 (2016): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Lê Xuân Giới, Lê Thị Hồng Hạnh, Tác động của dịch bệnh Covid-19 và ứng phó của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 9 (2023): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Lê Xuân Giới, Lê Thị Hồng Hạnh, Khả năng phục hồi của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 1 (2024): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Lê Thị Hồng Hạnh, Phạm Hữu Nghị, Vai trò của công tác xã hội trong phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 28 (2017): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn