Nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở huyện An Phú, tỉnh An Giang

Lê Thị Hồng Hạnh1
1 Trường Đại học An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bỏ học là một hiện tượng giáo dục đang diễn ra ở nhiều cấp bậc và gây ra hậu quả nặng nề cho bản thân học sinh cũng như cho cả gia đình và xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở. Nghiên cứu đã kết hợp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và khảo sát 202 học sinh trung học cơ sở đã bỏ học tại huyện An Phú. Dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phương pháp phân tích nhân tố, thống kê mô tả và phân tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở huyện An Phú, đó là trình độ học vấn của cha mẹ, bản thân trẻ, vấn đề của địa phương và hoàn cảnh gia đình. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm tình trạng bỏ học của học sinh bậc trung học cơ sở trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Thị Kim Anh (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của HS THCS tại các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. La Hồng Huy (2006), Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng HS bỏ học tại An Giang, Đề tài cấp tỉnh (An Giang) năm 2006.
[3]. Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay, Luận án tiến sĩ Xã hội học- Học viện Khoa học xã hội, 2013.
[4]. Võ Thanh Sơn, Trương Thị Kim Chuyên, Đoàn Thuận Hòa, Nguyễn Thị Thùy, Đỗ Văn Hợi, Hồ Thanh Bình và Lê Ngọc Can (2001), “Đi học và bỏ học của HS”, In trong: Dominique Houghton, Johnanthan Houghton và Nguyễn Phong (Chủ biên), Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, NXB. Thống kê, Hà Nội.
[5]. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang (2018), Báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018, Số 240/ BC-SGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2018.
[6]. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, Số 705/BC-UBND ngày 29/11/2017.
[7]. Nguyễn Đức Vinh (2009), “Tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến tình trạng đi học của trẻ em và thanh niên ở nông thôn”, Tạp chí Xã hội học, Số 4, tr. 26-43.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả