Nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở huyện An Phú, tỉnh An Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bỏ học là một hiện tượng giáo dục đang diễn ra ở nhiều cấp bậc và gây ra hậu quả nặng nề cho bản thân học sinh cũng như cho cả gia đình và xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở. Nghiên cứu đã kết hợp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và khảo sát 202 học sinh trung học cơ sở đã bỏ học tại huyện An Phú. Dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phương pháp phân tích nhân tố, thống kê mô tả và phân tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở huyện An Phú, đó là trình độ học vấn của cha mẹ, bản thân trẻ, vấn đề của địa phương và hoàn cảnh gia đình. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm tình trạng bỏ học của học sinh bậc trung học cơ sở trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Từ khóa
Bỏ học, yếu tố ảnh hưởng, học sinh trung học cơ sở
Tài liệu tham khảo
[2]. La Hồng Huy (2006), Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng HS bỏ học tại An Giang, Đề tài cấp tỉnh (An Giang) năm 2006.
[3]. Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay, Luận án tiến sĩ Xã hội học- Học viện Khoa học xã hội, 2013.
[4]. Võ Thanh Sơn, Trương Thị Kim Chuyên, Đoàn Thuận Hòa, Nguyễn Thị Thùy, Đỗ Văn Hợi, Hồ Thanh Bình và Lê Ngọc Can (2001), “Đi học và bỏ học của HS”, In trong: Dominique Houghton, Johnanthan Houghton và Nguyễn Phong (Chủ biên), Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, NXB. Thống kê, Hà Nội.
[5]. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang (2018), Báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018, Số 240/ BC-SGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2018.
[6]. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, Số 705/BC-UBND ngày 29/11/2017.
[7]. Nguyễn Đức Vinh (2009), “Tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến tình trạng đi học của trẻ em và thanh niên ở nông thôn”, Tạp chí Xã hội học, Số 4, tr. 26-43.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Lê Thị Hồng Hạnh, Nghiên cứu, vận dụng phương pháp quản lý trường hợp trong hỗ trợ đào tạo nghề cho trẻ em lao động sớm từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi ở khu vực nông thôn , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 11 Số 1 (2022): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Lê Thị Hồng Hạnh, Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em lang thang đường phố tỉnh An Giang , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 22 (2016): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Lê Xuân Giới, Lê Thị Hồng Hạnh, Tác động của dịch bệnh Covid-19 và ứng phó của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 9 (2023): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Lê Xuân Giới, Lê Thị Hồng Hạnh, Khả năng phục hồi của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 1 (2024): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)
- Lê Thị Hồng Hạnh, Phạm Hữu Nghị, Vai trò của công tác xã hội trong phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 28 (2017): Phần A - Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Lê Thị Hồng Hạnh, Nhu cầu học nghề của trẻ em lao động sớm tại tỉnh An Giang , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 1 (2023): Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tiếng Việt)