Nghiên cứu chế biến sản phẩm nước ép nghệ mật ong bổ sung hương liệu

Nguyễn Chí Dũng1, Vương Bảo Thy1, Nguyễn Thị Tuyết Sang2, Nguyễn Kim Ngân2
1 Trường Đại học Cửu Long
2 Sinh viên, Trường Đại học Cửu Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu hóa lý của nước ép nghệ mật ong bổ sung hương liệu và ổn định chất lượng, tạo ra sản phẩm mới, làm phong phú hơn nữa các sản phẩm nước giải khát từ tự nhiên trên thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bổ sung Cekol 30000A (CMC) 0,07% vào dung dịch cho sản phẩm có độ ổn định và độ trong cao. Khi sử dụng acid ascorbic 0,3% nước ép có vị chua – ngọt hài hòa, màu sắc ổn định kết hợp với 0,1% hương dưa gang tạo cho sản phẩm có hương vị đặc trưng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Phan Thị Hoàng Anh (2013), “Nghiên cứu quy trình tách chiết, tổng hợp dẫn xuất và xác định tính chất, hoạt tính của tinh dầu và Curcumin từ cây nghệ vàng (Curcuma long L.) Bình Dương”, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Araújo CAC, Leon LL (2001), “Biological activities of Curcuma longa L.”, Mem Inst Oswaldo Cruz, Rio de Janeiro, (5), p. 723-728. DOI: https://doi.org/10.1590/s0074-02762001000500026.
[3]. Nguyễn Công Hà, Lê Nguyễn Đoan Duy, Bùi Thị Quỳnh Hoa (2014), Giáo trình Công nghệ sản xuất rượu, bia và nước giải khát, NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[4]. Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
[5]. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
[6]. Muhammed Majeed, Vladimir Badmaev, R. Rajendran (1997), “Bioprotectant composition, method of use and extraction process of curcuminoids”, Sami Chemicals and Extracts, Ltd., Bangalore, India.
[7]. Võ Tấn Thành (2000), Bài giảng Phụ gia trong sản xuất thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[8]. Lê Anh Tuấn (2014), Nghiên cứu chiết tách Curcumin từ củ nghệ vàng Champasak – Lào bằng dung dịch NaOH, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[9]. Lê Ngọc Tú (1997), Hóa sinh công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.