Thành phần loài hoa- cây cảnh được trồng ở Làng hoa Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Phạm Thị Thanh Mai1
1 Khoa Sư phạm Hóa – Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kết quả điều tra ban đầu về thành phần loài hoa, cây cảnh được trồng tại Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã ghi nhận được 280 loài thuộc 177 chi, 74 họ và 41 bộ thuộc 3 ngành (Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta). Các taxon bậc bộ, họ, chi, loài thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất với 270 loài, 169 chi, 67 họ và 36 bộ. Ngành Thông (Pinophyta) với 6 loài, 5 chi, 4 họ và 4 bộ. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 4 loài, 3 chi, 3 họ và 1 bộ. Các họ có số lượng loài nhiều nhất là: Araceae, Asteraceae, Arecaceae, Orchidaceae, Rubiaceae, Amaryllidaceae, Cactaceae. Các chi đa dạng nhất gồm: Ficus, Kalanchoe, Rosa, Dracaena, Aglaonema, Anthurium, Bougainvillea, Celosia, Hibiscus, Ixora, Mussaenda, Crinum, Dendrobium, Dieffenbachia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Brummitt R. K. (1992), Vascular Plant families and genera, Royal Botanic Gardens, Kew.
[2]. Võ Văn Chi, Trần Hợp (2001), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục.
[3]. Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB Giáo dục.
[4]. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[5]. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, tập 2, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[6]. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, tập 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[7]. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả