Đặc điểm thích nghi của bốn loài thực vật điển hình: tram, bòng bong, dây choại và rau dừa nước ở Khu di tích lịch sử - văn hóa Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Thị Bé Nhanh1
1 Khoa Sư phạm Hoá – Sinh – KTNN, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thực vật sống trong môi trường đất ngập nước Khu di tích lịch sử - văn hóa Xẻo Quýt mang những đặc điểm thích nghi như ngập nước định kỳ vào mùa nước nổi và ngập úng thiếu oxy: tràm mọc thêm bộ rễ khí trên thân, rau dừa nước có rễ phao, trong rễ, thân và lá rau dừa nước có nhiều khoảng trống lớn chứa không khí; thích nghi với môi trường khô nóng vào mùa khô: biểu bì lá có phủ cutin dày, vỏ tràm có nhiều lớp bong ra hạn chế sự đốt nóng, dây choại có lông biểu bì; thích nghi với môi trường nhiều tác động gió bão: rễ có cấu tạo vững chắc, đặc biệt là tràm có rễ ăn sâu và lan rộng, gân lá cứng chắc (tràm, rau dừa nước) có chức năng nâng đỡ và bảo vệ giúp lá không bị gãy rụng khi gặp những điều kiện bất lợi của môi trường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Hoàng Hộ (1999, 2003), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh.
[2]. Hoàng Thị Sản, Nguyễn Thị Phương Nga (2003), Hình thái- giải phẫu học thực vật, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
[3]. Vũ Văn Vụ (chủ biên), Vũ Thành Tâm, Hoàng Minh Tấn (1997), Sinh lý học Thực vật, NXB Giáo dục.
[4]. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường-Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.