Lịch sử tiếp nhận lý thuyết Phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam

Nguyễn Trọng Hiếu1
1 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Học thuyết phân tâm học ra đời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử tư tưởng của nhân loại, nó hậu thuẫn cho các thể loại văn học “bóc trần” được cái thế giới bên trong của con người bản thể, khám phá những điều sâu kín nhất trong tâm hồn con người. Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, các nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã tiếp thu và vận dụng lý thuyết phân tâm học vào trong nghiên cứu văn học. Tuy có lúc không được coi trọng nhưng nó vẫn chứng tỏ được vai trò, vị thế và giá trị của mình qua thử thách của thời gian và lăng kính của người đọc để tồn tại và tạo ra các giá trị, đã góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Hoài Anh (2011), “Vấn đề ứng dụng phân tâm học vào phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1945 - 1975”, Tạp chí Sông Hương, (237), tr. 46-52.
[2]. Hồ Thế Hà (2008), “Hướng tiếp cận từ phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Sông Hương, (232), tr. 18-21.
[3]. Hồ Thế Hà, Nguyễn Thành (chủ biên) (2014), Phân tâm học với văn học, NXB Đại học Huế.
[4]. Phạm Minh Lăng (2000), Freud và phân tâm học, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[5]. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, NXB Văn học - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
[6]. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[7]. Đỗ Lai Thúy (1997), Con mắt thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[8]. Đỗ Lai Thúy (2009), Bút pháp của ham muốn, NXB Tri thức, Hà Nội.