Phân tích, đánh giá hàm lượng đồng và sắt trong hàu ở khu vực sông Gianh thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Nguyễn Mậu Thành1,
1 Trường Đại học Quảng Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) đã được áp dụng để xác định hàm lượng đồng và sắt trong hàu ở khu vực sông Gianh thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình. Phương pháp này cho độ lặp lại cao với RSD < 3,08%, độ thu hồi 94,6 ÷ 105,5%, giới hạn phát hiện thấp. Kết quả cho thấy hàm lượng trung bình đồng và sắt trong hàu xác định được tương đối cao (13,33 ÷ 19,56 mg/g tươi và 21,15 ÷ 29,97 mg/g tươi), mức độ an toàn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định 46/BYT-2007.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Y tế, Quy giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm, Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 19/12/2007.
[2]. Đặng Thúy Bình, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thị Thu Nga (2006), “Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong Ốc hương và một số đối tượng thủy sản (Vẹm, Hải sâm, Rong sụn) tại đảo Điệp Sơn, Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha
Trang, (số 03-04), tr. 55-62.
[3]. Nguyễn Chính (1996), Một số loài động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Văn Khánh, Phạm Văn Hiệp (2009), “Nghiên cứu sự tích luỹ kim loại nặng Cadmium (Cd) và Chì (Pb) của loại Hến (Corbicula SP.) vùng cửa sông ở Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 1 (30), tr. 83-89.
[5]. Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Lê Thị Mùi (2008), “Sự tích tụ Chì và Đồng trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 4 (27), tr. 49-54.
[7]. Nguyễn Mậu Thành, Hoàng Thị Cẩm Chương, Nguyễn Đức Vượng (2015), “Xác định, đánh giá hàm lượng sắt và mangan trong nước giếng sinh hoạt tại một vài hộ dân trên địa bàn xã Lộc Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, 15 (02), tr. 21-25.
[8]. Ngô Văn Tứ, Nguyễn Kim Quốc Việt (2009), “Phương pháp von-ampe hoà tan anot xác định PbII, CdII, ZnII trong Vẹm xanh ở đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (số 50), tr. 155-163