Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chỉ dẫn địa lý chè "Tân Cương" Thái Nguyên

Trần Thị Hồng1
1 Trường Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý chè “Tân Cương” trên địa bàn xã Tân Cương và thành phố Thái Nguyên. Từ thực trạng, bài viết đã xác định được các nhóm nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó là: do nhận thức của người dân; do trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý; do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan và do thiếu nhân lực và phương tiện kỹ thuật. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số giải pháp đối với Sở KH&CN Thái Nguyên; Ủy ban Nhân dân xã Tân Cương và người dân để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chỉ dẫn địa lý chè “Tân Cương” Thái Nguyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Luật sở hữu trí tuệ, Số 50/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005.
[2]. Lê Thị Thu Hà (2010), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại đối với CDĐL của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương.
[3]. Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo kết quả hoạt động về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (năm 2012).
[4]. Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo kết quả hoạt động về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (năm 2013).
[5]. Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên (2011), Quy chế cấp quyền sử dụng CDĐL “Tân Cương” đối với sản phẩm chè.
[6]. Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên (2011), Quy chế quản lý sử dụng CDĐL Tân Cương đối với sản phẩm chè.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả