Đặc điểm môi trường đất và tính đa dạng thực vật bậc cao ở núi Cấm và núi Dài Năm Giếng, tỉnh An Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tác động của canh tác nông nghiệp đã làm suy giảm tính đa dạng của nguồn tài nguyên thực vật, đặc biệt là ở núi Cấm và núi Dài Năm Giếng, tỉnh An Giang. Mục đích bài báo nhằm đánh giá chất lượng đất, hiện trạng phân bố và đa dạng thực vật ở khu vực này trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát thực hiện ở Núi Cấm là 6 tuyến, 24 ô tiêu chuẩn (OTC); Núi Dài Năm Giếng là 4 tuyến, 11 OTC. Ở Núi Cấm, hàm lượng cát thấp nhưng hàm lượng sét lại cao hơn núi Dài Năm Giếng. Ở tầng đất 0 - 20 cm, EC, CHC, tổng nitơ và tổng phosphor ở núi Cấm cao hơn núi Dài Năm Giếng. Nghiên cứu đã ghi nhận 102 loài thuộc 57 họ thực vật bậc cao có mạch. Núi Cấm có sự đa dạng về họ và loài hơn là núi Dài Năm Giếng. Các họ đa dạng loài là họ Đậu (Fabaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Ráy (Araceae). Nhóm làm thuốc được ghi nhận có nhiều loài nhất. Ở cây thân gỗ, chỉ số phong phú (d) dao động từ 0,28 đến 2,23; chỉ số đồng đều (J’) từ 0,43 đến 0,96; chỉ số đa dạng loài (H’) từ 0 đến 1,85. Đối với cây thân thảo, chỉ số (d) dao động từ 0,3 đến 1,61; chỉ số (J’) từ 0,16 đến 0,96; chỉ số đa dạng (H’) từ 0,2 đến 1,85. Ở núi Cấm, chỉ số (d) và chỉ số (J’) của cây thân gỗ cao hơn ở núi Dài Năm Giếng; đối với cây thân thảo, chỉ số (J’) và (H’) ở núi Dài Năm Giếng cao hơn nhưng chỉ số ưu thế Simpson lại thấp hơn ở núi Cấm. Do đó, để duy trì tính đa dạng thực vật ở khu vực này cần tăng cường bảo vệ thảm thực vật rừng, duy trì mô hình canh tác nông lâm thích hợp và hạn chế suy giảm chất lượng đất.
Từ khóa
Canh tác nông nghiệp, chất lượng đất, đa dạng thực vật, núi Cấm, núi Dài Năm Giếng, nông lâm kết hợp
Chi tiết bài viết
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
Tài liệu tham khảo
Cục thống kê tỉnh An Giang. (2016). Niên giám thống kê tỉnh An Giang. NXB Thanh niên.
Đặng, T. T. Q., Trần, V. H., & Đặng, K. N. (2019). Phân tích hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp vùng núi tỉnh An Giang. Can Tho University Journal of Science, 55(Environment), 79. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.114
Đoàn, V. C., Phạm, V. L., Trần, T. S., Nguyễn, V. S., & Trần, T. T. (1998). Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. NXB Nông Nghiệp.
Đỗ, T. L. (2015). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Lần xuất bản 19. NXB Hồng Đức, Hà Nội. 1274 trang.
Lê, N. T. (2003). Tinh dầu. NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 422 trang.
Lê, Q. H. (2005). Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. Tập 5: Lâm nghiệp. NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội: 56-64.
Magurran, A. E. (2004). An index of diversity. Measuring biological diversity. Blackwell Science, USA.
Nguyễn, Đ. T. (2003). Điều tra thảm thực vật rừng tỉnh An Giang. Báo cáo đề tài khoa học cấp Tỉnh An Giang.
Nguyễn, T. H. L., Lư, N. T. A., Nguyễn, T. P., Nguyễn, T. H. N., & Huỳnh, T. T. T. (2020). Giáo trình Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và không khí. NXB Giáo dục.
Nguyễn, T. H. L., Lư, N. T. A., Trần, Q. M., & Nguyễn, H. C. (2018). Tài nguyên thực vật bậc cao theo điều kiện môi trường đất ở vùng đồi núi thấp, tỉnh An Giang. Can Tho University, Journal of Science, 54(Nông nghiệp), 106. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2018.072
Phạm, H. H. (1999). Cây cỏ Việt Nam tập 1. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm, H H. (1999). Cây cỏ Việt Nam tập 2. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm, H. H. (1999). Cây cỏ Việt Nam tập 3. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Võ, V. C. (2002). Từ điển thực vật thông dụng, tập 1. NXB KH-KT, Hà Nội.
Võ, V. C. (2004). Từ điển thực vật thông dụng, tập 2. NXB KH-KT, Hà Nội.
Võ, V. C. (2018). Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1&2. Lần xuất bản thứ 2. NXB Y học, Hà Nội. 1675 trang & 1571 trang.
Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả
- Lư Ngọc Trâm Anh, Nguyễn Thị Hải Lý, Nguyễn Phan Minh Trung, Nghiên cứu lượng carbon trong đất rừng ngập mặn trên cồn cát ở cửa sông Cửa Lớn, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 12 Số 2 (2023): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)
- Phan Mộng Thu, Nguyễn Thị Hải Lý, Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ bằng biện pháp ủ compost hiếu khí , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 15 (2015): Phần B - Khoa học Tự nhiên
- Nguyễn Thị Hải Lý, Phan Mộng Thu, Xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải thủy sản bằng biện pháp ủ phân compost trong điều kiện kỵ khí , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Số 8 (2014): Phần B - Khoa học Tự nhiên
- Lu Ngoc Tram Anh, Nguyen Thi Hai Ly, Nguyen Ho, Distribution of mangrove plants in Con Ong Trang, Ca Mau Cape National Park , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 10 Số 5 (2021): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Anh)
- Nguyen Thi Hai Ly, Lu Ngoc Tram Anh, Nguyen Ho, Application of multivariate statistical analysis in ecological environment research , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 10 Số 5 (2021): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Anh)
- Nguyen Thi Hai Ly, Lu Ngoc Tram Anh, The impacts of soil and local humans on plant distribution and diversity in the fluvial floodplain, An Giang province , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 9 Số 5 (2020): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Anh)
- TS Nguyễn Thị Hải Lý, TS. Lư Ngọc Trâm Anh, Đánh giá lượng carbon tích tụ trong rừng ngập mặn khu vực ven biển mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau , Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp: Tập 13 Số 8 (2024): Chuyên san Khoa học Tự nhiên (Tiếng Việt)