Nghiên cứu lượng carbon trong đất rừng ngập mặn trên cồn cát ở cửa sông Cửa Lớn, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Lư Ngọc Trâm Anh1, , Nguyễn Thị Hải Lý2, Nguyễn Phan Minh Trung3
1 Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
3 Phòng Thanh tra - Pháp chế, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Rừng ngập mặn hình thành trên các cồn cát ở phía Tây sông Cửa Lớn là vùng đất được bồi tụ tự nhiên, có ý nghĩa sinh thái, môi trường quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành ở khu vực này với mục tiêu đánh giá trữ lượng carbon của đất rừng trong điều kiện tự nhiên, không có sự tác động của con người. Phương pháp nghiên cứu bao gồm đo đạc một số chỉ tiêu về thổ nhưỡng trong các ô tiêu chuẩn, thu mẫu đất và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hàm lượng carbon trung bình ở hai tầng đất là 3,09 ± 0,88% và 2,85 ± 0,95%. Lượng carbon tích tụ trong đất ở các cồn có sự khác biệt. Đây là dẫn liệu cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn, phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở khu vực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Alongi, D. M. (2014). Carbon cycling and storage in mangrove forests. Annual Review of Marine Science, (6), 195-219.
Devi, V., & Pathak, B. (2016). Ecological studies of mangroves species in Gulf of Khambhat, Gujarat. Tropical Plant Reasearch, 3(3), 536-542.
Donato, D. C., Kauffman, B., Murdiyarso, D., Kurnianto, S., Stidham, M., & Kanninen, M. (2011). Mangroves among the most carbon-rich forests in the tropics. Nature Geoscience, (4), 293-297.
Hossain, M. D., & Nuruddin, A. A. (2016). Soil and Mangrove: A Review. Journal of Environmental Science and Technology, (9), 198-207.
Lê, T. L., & Lý, H. N. (2015). Ảnh hưởng của cao trình đến khả năng tích lũy các bon dưới mặt đất của rừng ngập mặn Cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (MT2015), 208-217.
Lovelock, C. E., Adame, M. F., Bennion, V., Hayes, M., O’Mara, J., Reef, R., & Santini, N. S. (2014). Contemporary rates of carbon sequestration through vertical accretion of sediments in mangrove forests and saltmarshes of South East Queensland, Australia. Estuaries Coasts, (37), 763-771.
Lư, N. T. A. (2020). Diễn thế nguyên sinh rừng ngập mặn ở Cồn Ông Trang thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau. Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
MacKenzie, R. A., Foulk, P. B., Klump, J. V., Weckerly, K., Purbospito, J., Murdiyarso, D., Donata, D. C., & Nam V. N. (2016). Sedimentation and belowground carbon accumulation rates in mangrove forests that diff er in diversity and land use: a tale of two mangroves. Wetlands Ecol Manage, (24), 245-261.
Murdiyarso, D., Donato, D. C., Kauffman, J. B., Kurnianto, S., Stidham, M., & Kanninen, M. (2009). Carbon storage in mangrove and peatland ecosystems, A preliminary account from plots in Indonesia, CIFOR.
Nguyễn, T. H. H. (2015). Nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng hỗn giao hai loài tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tạp chí Sinh học, 37(1), 39-45.
Nguyễn, T. H. H., & Đàm, T. Đ. (2017). Đánh giá khả năng tạo bể chứa carbon của rừng trồng thuần loài trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) ven biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Chuyên san Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 33(3), 14-25.
Salmo III, S. G., Lovelock, C., & Duke, N. C. (2013). Vegetation and soil characteristics as indicators of restoration trajectories in restored mangroves. Hydrobiologia, (720), 1-8.
Võ, N. T., Trương, T. N., & Huỳnh, T. K. (2013). Các yếu tố môi trường và các thành phần đạm trong rừng ngập mặn tại Cồn Ông Trang, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (29A), 37-44.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả