Nhận thức của người dân về tổ công tác xã hội trong bệnh viện (Trường hợp nghiên cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp)

Nguyễn Thanh Phong1, Trần Kim Ngọc2
1 Nhân viên Cơ sở Cai nghiện ma túy Bố Lá, Phú Giáo, Bình Dương
2 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 03/2018  với phương pháp thu thập thông tin định lượng dựa vào bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, kết hợp với phỏng vấn sâu một vài trường hợp điển hình. Kết quả cho thấy, mặc dù tổ công tác xã hội được thành lập năm 2014 ở bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp và 2016 ở bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long nhưng phần lớn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến bệnh viện thăm khám vẫn chưa nhận biết hay hiểu biết về nó; phần lớn người được hỏi vẫn chưa hiểu rõ về hoạt động của tổ Công tác xã hội trong bệnh viện; nhận thức của người dân về chức năng, nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong bệnh viện vẫn còn rất hạn chế; hoạt động sử dụng dịch vụ hỗ trợ từ tổ Công tác xã hội trong bệnh viện của người dân vẫn còn nghiêng về khía cạnh từ thiện; … Điều này cho thấy, để hoạt động của tổ Công tác xã hội trong bệnh viện hiệu quả hơn thì việc thay đổi hoặc đổi mới cách thức hoạt động là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. BVĐK Đồng Tháp (2017), Báo cáo 6 tháng tình hình hoạt động của Tổ CTXH Bệnh viện.
[2]. BVĐK Vĩnh Long (2017), Báo cáo 6 tháng tình hình hoạt động của Tổ CTXH Bệnh viện.
[3]. Bộ Y tế (2012), Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế.
[4]. Bộ Y tế, Kỷ yếu Hội thảo phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế.
[5]. Bộ Y tế (2012), Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012- 2020, tháng 7/2012.
[6]. Bộ trưởng Bộ Y tế (2011), Đề án Phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011- 2020.
[7]. Bộ Y tế (2011), Quyết định số: 2514/QĐ-BYT ngày 15/7/2011 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nghề hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020”.
[8]. Bộ Y tế (2015), Thông tư số: 43/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y Tế về “Quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH của bệnh viện”.
[9]. Khoa CTXH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, (2016), Kỷ yếu Hội thảo khoa học CTXH trong bệnh viện - Những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[10]. Nguyễn Quốc Giang (2016), “CTXH bệnh viện - những thách thức trở ngại để trở thành dịch vụ CTXH chuyên nghiệp”, Hội thảo CTXH trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Đại học Đà Lạt.
[11]. Đỗ Hạnh Nga (2016), “Hệ thống khung pháp lý - Cơ sở cho sự phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học CTXH trong bệnh viện - Những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành, ISBN:978-604-73-4701-8, tr. 13-23, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[12]. Trần Đình Tuấn (2015), “CTXH trong bệnh viện”, Hội thảo về CTXH trong bệnh viện, Nha Trang.
[13]. Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & Phát triển cộng đồng (SDRC) (2012), Dự án Nâng cao năng lực cho nhân viên CTXH cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, khoa CTXH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, http://ctxh.hcmussh.edu. vn/?ArticleId=ac1e19c5-de80-49e0-a9b4-a3b2c1aa43d.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả