Mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đến tham quan tại làng Chăm Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang

Lê Thị Tố Quyên1, Nguyễn Thị Mỹ Duyên2, , Trịnh Xuân Giang1
1 Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam
2 Khoa Du lịch và Văn hóa Nghệ thuật, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng mô hình SERVPERF với 5 tiêu chí đánh giá: Môi trường và tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; Giá cả dịch vụ; Sản phẩm du lịch; Nhân viên phục vụ để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đến tham quan tại làng Chăm Đa Phước dựa theo thang đo Likert 5. Kết quả phân tích cho thấy có 2 nhóm tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức độ trung lập bao gồm: Cơ sở vật chất và kĩ thuật; Sản phẩm du lịch, có 3 nhóm tiêu chí được đánh giá ở mức độ hài lòng là: Môi trường và tài nguyên du lịch; Giá cả dịch vụ; Nhân viên phục vụ. Ngoài ra, thông qua khảo sát thực tế tác giả phân tích những khó khăn trong việc phát triển du lịch và những nguyên nhân dẫn đến khách không hài lòng, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao sự hài lòng khách du lịch và phát triển du lịch tại làng Chăm Đa Phước một cách bền vững trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ababneh, M. A.(1995). Service Quality and its Impact on Tourist Satisfaction. Interdisciplinary journal of contemporary research in business, 4(12).
Alegre, J., & Garau, J. (2010). Tourist satisfaction and dissatisfaction. Annals of Tourism Research, 37(1), pp. 52-73.
Chi cục thống kê huyện An Phú. (2017). Niên giám thống kê năm 2017.
Corte, V. D., Sciarelli, M., Cascella, C., & Gaudio, G. D. (2015). Customer Satisfaction in Tourist Destination: The Case of Tourism Offer in the City of Naples. Journal of Investment and Management, Special Issue: Attractiveness and Governance of Tourist Destinations, 4(1), pp. 39-50. doi: 10.11648/j.jim.s.2015040101.16.
Đinh, C. T., Phạm, L. H. N., & Trương, Q. D. (2011). Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 20a, 199-209.
Hawkin, D. E. (2005). Ecotourism: Opportunities for development countries, in Theobald and Global tourism: the next decade: Butterworth - Heinemann, Oxford.
Hoàng, T., & Chu, N. M. N. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.
Masarrat, G. (2012). Tourist's Satisfaction towards Tourism Products and Market: A Case Study of Uttaranchal. International Journal of Business & Information Technology, 2 (1).
Nguyễn, T. N., Đào, N. C., & Nguyễn, T. H. P. (2014). Đánh giá mức độ hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31 (2014): 31-38.
Hoàng, T. T. (2015a). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 10 (76), 87-97.
Lê, T. T., Nguyễn, A. T., Vũ, T. H. N., Trần, T. T., & Trần, H. C. (2014). Nghiên cứu sự hài long của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12 (4): 620-634.
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang. (2017). Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả