Đo lường mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ của thư viện Trường Đại học Đồng Tháp

Nguyễn Văn Cảnh1,
1 Phòng Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ của thư viện Trường Đại học Đồng Tháp. Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu đã chỉ ra được 4 nhân tố dùng để đo lường mức độ hài lòng của sinh viên như: cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ nhân viên, sự đáp ứng và sự tin cậy của thư viện đối với sinh viên. Kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu đã chỉ ra tương đối rõ nét về mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại thư viện của nhà trường. Cụ thể, phần lớn các yếu tố về chất lượng dịch vụ mà thư viện Trường Đại học Đồng Tháp đang cung cấp đều đem đến sự hài lòng cho sinh viên với tỷ lệ hài lòng trên 80%. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung phục vụ của thư viện vẫn chưa mang đến sự hài lòng của khá nhiều sinh viên. Đây là những nội dung cần phải điều chỉnh, cải tiến để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của thư viện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Alharbi, A., & Middleton, M. (2012). The relationship between academic library usage and educational performance in Kuwait. Library Management.
Hoàng, T., & Chu, N. M. N. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.
Isleem, M. I. (2003). Relationships of selected factors and the level of computer use for instructional purposes by technology education teachers in Ohio public schools: a statewide survey. Doctoral dissertation, The Ohio State University.
Kotler, P., & Armstrong, G. (2010). Principles of marketing. Pearson education.
Nguyễn, Đ. P. (2005). Quản lý chất lượng trong các tổ chức. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội.
Ojo, O. (2010). The Relationship Between Service Quality and Customer Satisfaction in the Telecommunication Industry: Evidence From Nigeria. Broad Research in Accounting, Negotiation, and Distribution. Vol. 1 Issue 1, 88-100.
Onuoha, U. D., Ikonne, C. N., & Madukoma, E. (2013). Perceived impact of library use on the research productivity of postgraduate students at Babcock University, Nigeria. Journal of Research and Method in Education. Vol. 1 Issue 1, 11-16.
Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1988). Servqual: A multiple-item scale for measuring consumer perc. Journal of retailing, Vol. 64 Issue 1, 12-40.
Pedramnia, S., Modiramani, P., & Ghanbarabadi, V. G. (2012). An analysis of service quality in academic libraries using LibQUAL scale. Library Management.
Sahu, A. K. (2007). Measuring service quality in an academic library: an Indian case study. Library review.
Thompson, B., Cook, C., & Thompson, R. L. (2002). Reliability and structure of LibQUAL+ scores: Measuring perceived library service quality”. Portal: Libraries and the Academy, Vol. 2 Issue 1, 3-12.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả