Khảo sát ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh cây lúa đến sinh trưởng của một số giống lúa trồng phổ biến vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở giai đoạn mạ

Nguyễn Thị Pha1, , Trần Văn Bé Năm1, Trần Đình Giỏi2
1 Trường Đại học Cần Thơ
2 Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sử dụng phân bón hóa học làm tăng giá thành sản phẩm và ảnh hưởng xấu đến độ phì của đất. Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của 04 dòng vi khuẩn nội sinh NS01, NS08, NS17 và NS25 có khả năng tổng hợp NH4+ và hòa tan lân trong dịch nuôi đến sinh trưởng của các giống lúa IR50404, OM4900 và OM5451 ở giai đoạn mạ. Kết quả cho thấy giống lúa IR50404 chủng với dòng vi khuẩn NS25 cho kết quả tốt nhất ở các chỉ tiêu theo dõi bao gồm hàm lượng diệp lục tố, chiều cao cây, chiều dài rễ, số rễ và khối lượng chất khô. Giải trình tự vùng gen 16S rDNA, xác định được dòng NS25 thuộc chi Bacillus.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Ben J., C. Wolf, and W. Rudiger (1980), Chlorophyll biosynthesis hydrogenation of genanyl genaniol, Plant Sci Lett, (19), p. 225-230
[2]. Lăng Ngọc Dậu, Nguyễn Thị Xuân Mỵ và Cao Ngọc Điệp (2007), Khả năng cố định đạm và hòa tan lân và sinh tổng hợp IAA vi khuẩn Azospirillum lipoferum, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, tr. 245-251.
[3]. Hallmann J., A. Quadt-Hallmann, W. F. Mahaffee and J. W. Kloepper (1997), Bacterial endophytes in agricultural crops, Can. J. Microbiol, (43), p. 895-914.
[4]. Hongrittipun P., S. Youpensuk and B. Rerkasem (2014), Screening of Nitrogen Fixing Endophytic Bacteria in Oryza sativa L., Journal of Agricultural Science, (60), p. 66-74.
[5]. Kaushik B. D., A. K. Saxena and R. Prasanna (2004), Techniques in Microbiology, A Laboratory Manual for Post Graduate students, Publs. Director IARI.
[6]. Martínez-Rodríguez, J. C, M. De la Mora-Amutio, L. A. Plascencia-Correa, E. Audelo-Regalado, F. R. Guardado, E. Hernández-Sánchez, Y. J. Peña-Ramírez, A. Escalante, M. J. Beltrán-García and T. Ogura (2015), Cultivable endophytic bacteria from leaf bases of Agave tequilana and their role as plant growth promoters, Braz J Microbiol, (4), p. 1333-1339.
[7]. Natalia, M., F. Kamilova, S. Validov, A. Shcherbakov, V. Chebotar, I. Tikhonovich, and B. Lugtenberg (2011), Characterization of Bacillus subtilis HC8, a novel plant-beneficial endophytic strain from giant hogweed, Microb Biotechnol, (4), p. 523-532.
[8]. Page, L., R. H. Miller and R. D. Keeney (1982), Methods for Soils Analysis, Part 2, Chemical and Microbial properties, 2 nd edition, American Society of Agronomy Incorporation, 677 South Segoe Road, Madison, Wisconsin 53711 USA.
[9]. Nguyễn Thị Pha (2015), Khảo sát tương tác giữa vi khuẩn nội sinh cây lúa và một số giống lúa trồng phổ biến vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại Học Cần Thơ.
[10]. Syed G. D., Deepa C. K., and A. Pandey (2011), Growth enhancement of black pepper (Piper nigrum. L) by a newly isolated Bacillus tequilensis NII-0943, Biologia, (5), p. 801-806
[11]. Weisberg, W. G., S. M. Barns, B. A. Pelletier and D. J. Lane (1991), 16S ribosomal DNA amplification for phylogenetic study, Journal Bacteriol, (173), p. 697-703.
[12]. Xuan, L. N. T., T. V. Dung, N. N. Hung, C. N. Diep (2016), Isolation And Characterization Of Rhizospheric Bacteria In Rice (Oryza Sativa L.) Cultivated On Acid Sulphate Soils Of The Mekong Delta, Vietnam, World Journal Of Pharmacy And Pharmaceutical Sciences, (5), p. 343-358.
[13]. Yoshida, S., D. Forno, J. Cock and K. Gomez (1976), Laboratory Manual for Physiological Studies of Rice, The international rice research institute, p. 62-64.