Một số biện pháp rèn luyện trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động nặn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Phùng Thị Hằng1, , Nguyễn Thị Chúc1, Nguyễn Thị Hằng2
1 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
2 Trường Đại học Tân Trào

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo đề cập đến 2 nhóm biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm rèn luyện trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động nặn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi: nhóm biện pháp tác động đến trẻ và nhóm biện pháp tác động đến giáo viên. Kết quả khảo nghiệm nhận thức của giáo viên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đã cho thấy những biện pháp này là đúng đắn; đồng thời chứng tỏ rằng muốn phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ, giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp kích thích trí tưởng tượng sáng tạo sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện sống của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Hồ Thị Hồng Ái (2009), Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với đồ gốm nhằm phát triển khả năng nặn, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Hà Nội.
[2]. Đào Thanh Âm (1995), Giáo dục mầm non - tập 1,2,3, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3]. Nguyễn Lăng Bình, Phan Việt Hoa (1994), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình - tập 1, 2, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo giáo viên, Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục vào Đào tạo (1994), Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện, NXB Giáo dục.
[5]. Vũ Thị Thu Hà (2009), Tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động vẽ, Luận văn thạc sĩ Khoa học tâm lý, Hà Nội.
[6]. E. A. Kốtxakốpxcaia, Tạ Thị Ngọc Trâm dịch (1979), Dạy nặn trong trường mẫu giáo, NXB Giáo dục.