Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Trần Đức Hùng1, Phạm Thị Kim Anh2, , Đặng Lê Hồng Tươi2
1 Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Sinh viên, Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đọc hiểu văn bản nghệ thuật là một trong những nội dung quan trọng trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học Tiếng Việt 3 nói riêng. Sách Tiếng Việt 3 được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực. Tuy nhiên, thực tế dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 hiện nay vẫn còn một số bất cập như: giáo viên còn chưa mạnh dạn trong việc sử dụng nhiều phương pháp, câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học trong sách Tiếng Việt 3 tuy có nhưng chưa phong phú, đa dạng. Học sinh lớp 3 sử dụng câu đa số chưa hợp lý, chưa diễn đạt ý trọn vẹn trong giao tiếp, các em cũng chưa thể hiện lòng ham thích học đọc hiểu các văn bản nghệ thuật, cũng như chưa mạnh dạn trong giao tiếp. Trên cơ sở khái quát những vấn đề lí thuyết về năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật và khảo sát thực trạng dạy học đọc hiểu văn nghệ thuật của giáo viên và học sinh, bài viết đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhằm góp phần hỗ trợ cho giáo viên, bên cạnh đó, giúp học sinh có thể đọc hiểu văn bản tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đặng, T. H. (2012). Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 43 (tháng 12), 18-26.
Hoàng, P. (1996). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng.
Lê, B. H, Trần, Đ. S & Nguyễn, K. P (2000). Từ điển thuật ngữ văn học. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê, P. N. (2001). Dạy học Tập đọc ở tiểu học. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, H. H. (2016). Hướng dẫn dạy học theo định hướng phát triền năng lực học sinh tiểu học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn, H. H. (2018). Ngữ văn và dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, T. H. (2017). Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 và lớp 5. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn, T. L. K. (Chủ biên, 2022). Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 (tập 1, tâp 2) (Bộ sách Chân trời sáng tạo). Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Tố, H. (1973). Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta. Hà Nội: NXB Văn học.
Trần, Đ. S. (2018). Môn Ngữ văn và dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả