Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic chịu nhiệt từ phụ phẩm nông nghiệp

Bùi Hoàng Đăng Long1, Huỳnh Xuân Phong1, Nguyễn Ngọc Thạnh1, Ngô Thị Phương Dung1
1 Trường Đại học Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát khả năng chịu nhiệt, kháng khuẩn và lên men của các chủng vi khuẩn lactic phân lập từ các mẫu phụ phẩm nông nghiệp ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Bình Dương. Kết quả đã phân lập được 36 chủng vi khuẩn lactic với các đặc tính sinh hoá phù hợp. Trong đó, 8/36 chủng có khả năng phát triển ở nhiệt độ đến 47oC. Tổng số 29/36 chủng vi khuẩn có khả năng kháng chủng vi khuẩn chỉ thị Bacillus subtilis, trong đó 5 chủng (ND3, ND1, ND4, CT1, BA4) tạo đường kính vòng kháng khuẩn đạt trên 10 mm. Trong 10 chủng được khảo sát lên men axít, chủng CC2 có khả năng lên men dung dịch sucrose 4% (w/v) sinh axít tổng cao nhất ở 38oC trong 5 ngày, đạt 1,425 g/L.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. S. P. Chahal (2000), Lactic acid, Ullmann’s Encyclopedia of Industrial Chemistry, Widnes: Croda Colloids Ltd, United Kingdom.
[2]. Nguyễn Văn Chương (2008), Phân lập vi khuẩn Lactobacillus thuần từ tự nhiên để sản xuất măng tre
lên men chua, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang, An Giang. [3]. J. D. De Man, M. Rogosa and M. E. Sharpe (1960), “A Medium for the Cultivation of Lactobacilli”, The Journal of Applied Bacteriology, (23), p. 130-135.
[4]. D. Hernández, E. Cardell and V. Zárate (2004), “Antimicrobial activity of lactic acid bacteria isolated from Tenerife cheese: initial characterization of plantaricin TF711, a bacteriocin-like substance produced by Lactobacillus plantarum TF711”, Journal of Applied Microbiology, (99), p. 77-84.
[5]. J. C. Jenkins (2005), The Humanure Handbook: A Guide to Composting Human Manure, 3rd edition.
Joseph Jenkins, Inc. PA, USA.
[6]. C. Kotzamanidis, T. Roukas and G. Skaracis (2002), “Optimization of lactic acid production from beet molasses by Lactobacillus delbrueckii NCIMB 8130”, World Journal of Microbiology & Biotechnology, (18), p. 441-448.
[7]. Fabio Andres Castillo Martineza, Eduardo Marcos Balciunasa, Jose Manuel Salgadob, Jose Manuel Domınguez Gonzalezb, Attilio Convertic and Ricardo Pinheiro de Souza Oliveiraa. (2013), “Lactic acid properties, applications and production: A review”, Trends in Food Science & Technology, (30), p. 70-83.
[8]. M. San-Martin, C. Pazos and J. Coca (1992), “Reactive extraction of lactic acid with alamine 336 in the presence of salts and lactose”, Journal of Chemical Technology and Biotechnology, (54), p. 1-6.
[9]. Huỳnh Nguyễn Như Thu (2015), Tuyển chọn, khảo sát mối quan hệ di truyền của một số chủng vi khuẩn lactic chịu nhiệt và thử nghiệm sản xuất sinh khối, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[10]. H. Tsuji, T. Saeki, T. Tsukegi, H. Daimon and K. Fujie (2008), “Comparative study on hydrolytic degradation and monomer recovery of poly(L-lactic acid) in the solid and in the melt”, Polymer Degradation and Stability, 93 (10), p. 1956-1963.
[11]. Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011, Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.