Hiện tượng giấc mơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú từ góc nhìn phân tâm học

Nguyễn Trọng Hiếu1
1 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giấc mơ là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của Phân tâm học. Giải mã những giấc mơ là cách để ta hiểu rõ hơn tận cùng tâm hồn con người và góp phần tìm hiểu những ẩn ức trong đời sống tâm linh của con người. Nguyễn Đình Tú sử dụng giấc mơ như là phương thức bộc lộ thế giới nội tâm sâu kín, thỏa mãn ham muốn và giải tỏa những ám ảnh của đời sống nhân vật. Nhiều giấc mơ phản ánh trạng thái tinh thần hoang mang, lo lắng, dằn vặt, khiếp đảm của nhân vật mà ở đó có những nỗi đau, sự mất mát hay tội ác ám ảnh. Giấc mơ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú còn là con đường để nhân vật dần tìm lại mình, bừng tỉnh ra mà chối từ cái ác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Ho The Ha (2008), "Hướng tiếp cận tư Phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975", Tạp chí Sông Hương, (Số 232), tr. 9-14.
[2]. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S. Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[3]. S. Freud (Nguyễn Xuân Hiến dịch) (2002), Phân tâm học nhập môn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[4]. S. Freud (Trần Khang dịch) (2002), Bệnh lí học tinh thần về sinh hoạt đời thường, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[5]. Đỗ Lai Thúy (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Đình Tú (2009), Phiên bản, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Đình Tú (2010), Kín, NXB Văn học, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Đình Tú (2011), Hồ sơ một tử tù, NXB Văn học, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Đình Tú (2011), Nháp, NXB Thanh niên, Hà Nội.