Xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải thủy sản bằng biện pháp ủ phân compost trong điều kiện kỵ khí

Nguyễn Thị Hải Lý1, Phan Mộng Thu1
1 Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải thủy sản được thu gom và xử lý bằng phương pháp ủ compost kỵ khí đã được nghiên cứu. Thí nghiệm thực hiện có ba nghiệm thức là C/N=25/1, C/N=30/1 và C/N=35/1 với ba lần lặp lại. Thời gian trung bình để khối ủ của ba nghiệm thức thành thục khoảng 12 tuần, nhiệt độ của các khối ủ dao động từ 29 – 33,9 oC, lượng biogas sản sinh cao nhất khoảng 663 lít ở nghiệm thức C/N=30/1, hàm lượng nitơ hữu cơ là 2,28 – 2,55%N và hàm lượng lân tổng số là 1,42 – 2,07%P2O5. Mặc dù phương pháp kỵ khí đòi hỏi thời gian ủ kéo dài và hiệu suất tiêu diệt mầm bệnh không cao, nhưng đây là giải pháp tận dụng bùn thải hữu cơ để tạo nguồn năng lượng sinh học (biogas) và lượng phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, nghiệm thức C/N=30/1 là thích hợp để ứng dụng vào xử lý chất thải hữu cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (2008), Báo cáo tham luận: những nghiên cứu khoa học công nghệ của viện năm 2007 và định hướng nghiên cứu trong năm 2008.
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 38/2002/QĐ-BNN về tiêu chuẩn ngành.
[3]. Trương Thị Giang, Thái Thị Thùy Dương (2011), Ủ phân compost với nguyên liệu từ bùn thải thủy sản kết hợp với rác sinh hoạt theo phương pháp thông khí tự nhiên và thông khí cưỡng bức, Luận văn Ky thuật môi trường, Khoa Môi trường va Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
[4]. Nguyễn Hữu Hưng (2011), Giáo trình bệnh ký sinh trùng, Trường Đại học Cần Thơ.
[5]. Frank Schuchardt (2005), "Composting of Organic Waste", Environmental Biotechnology Concepts and Applications, pp. 333-349.
[6]. Nguyễn Thị Thu Vân (2000), Một số dẫn liệu về khả năng xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân compost, Tiểu luận Khoa học Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ.
[7]. Dương Minh Viễn, Võ Thị Gương, Nguyễn Mỹ Hoa, Phạm Văn Kim, Dương Minh, Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Kim Phương, Nguyễn Minh Đông, Trần Bá Linh (2007), Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía, Đề tài ươm tạo công nghệ, bộ môn Khoa học Đất và Quản lý Đất đai, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
[8]. Lê Hoàng Việt (1998), Bài giảng quản lý - tái sử dụng chất thải hữu cơ, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ.
[9]. Le Hoàng Việt (2005), Giáo trình xư ly chất thải rắn, Khoa Môi trường va Tài nguyên thiên nhiên.
[10]. Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, NXB Nông nghiệp.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả