Khả năng phục hồi của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Lê Xuân Giới1, Lê Thị Hồng Hạnh1,
1 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Covid-19 đã gây ra những gián đoạn và thách thức chưa từng có đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. Khả năng phục hồi và vươn lên sau đại dịch là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới tương lai của không chỉ bản thân doanh nghiệp mà còn là sự ổn định và phát triển của xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khá thận trọng về khả năng phục hồi trong thời gian tới bởi vì đa số các doanh nghiệp đều cho rằng việc phục hồi sẽ mất nhiều thời gian và còn phụ thuộc vào thị trường kinh doanh. Có 6 chiến lược phục hồi mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ áp dụng trong tình hình mới là chủ động theo sát diễn biến của dịch bệnh và các biến động để có kế hoạch phù hợp; yêu cầu người lao động đảm bảo an toàn phòng dịch tại nơi làm việc; nâng cao chất lượng sản phẩm; giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp tại nơi làm việc; cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết để ổn định và phát triển doanh nghiệp; tìm hiểu kỹ các chính sách hỗ trợ và tiếp cận các khoản hỗ trợ này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Thường Trực - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang. (08/01/2021). Báo cáo khảo sát dư luận trong các tầng lớp nhân dân liên quan đến lĩnh vực xã hội năm 2020, số 305/BCMTTQ_BTT.
Cục Thống kê tỉnh An Giang. (29/6/2022). Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 6 tháng năm 2022.
DesJardine, M., Bansal, P., & Yang, Y. (2019). Bouncing back: building resilience through social and environmental practices in the context of the 2008 global financial crisis. Journal of Management, 45 (4), 1434-1460.
Ðại học Kinh tế Quốc dân. (2020). Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách. Truy cập từ https://trungtamwto.vn/file/19344/bao-cao-danh-gia-tac-dong-Covid-19-den-nen-kinh-te.pdf.
Đại học Kinh tế quốc dân (NEU). (2020). Evaluation of Covid-19 Impacts on the Economy and Policy Recommendations. Published on 28 March 2020.
HP Inc. (7/2020). The HP Asia SMB Report 2020 – from survival to revival - How Asia’s SMBs can find their way back to growth. Truy cập từ https://press.hp.com/content/dam/sites/garage-press/press/press-kits/2020/asia-smb-launch/SMB%20Report_FINAL_HR.pdf.
Hồng, L. (5/5/2022). Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Long Xuyên tháng 4/2022 và nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại của năm 2022. Truy cập từ https://longxuyen.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/danh-muc/chi-tiet/tin_tuc_thoi_su/8a3147e7-0b42-4c43-a4dc-3fb01813d602.
ILO. (2020). Đánh giá nhanh tác động của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp và người lao động trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi. ISBN: 9789220331477 (Web PDF). TS Đỗ Quỳnh Chi, Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động (ERC), thực hiện theo hợp đồng với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam.
Markman, G. M., & Venzin, M. (2014). Resilience: Lessons from banks that have braved the economic crisis - And from those that have not. International Business Review, 23(6), 1096-1107.
Meerow, S., & Newell, J. P. (2015). Defining urban resilience: A review. Landscape and Urban Planning, 147, 38-49.
Roundy, P.T., Brockman, B.K., & Bradshaw, M. (2017). The resilience of entrepreneurial ecosystems. Journal of Business Venturing Insights, 8, 99-104.
Trương, T. H., & Đỗ, V. C. (2021). Giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa trụ vững trong đại dịch Covid-19. Tạp chí Tài chính, kỳ 1, tháng 6.
Tổng cục Thống kê. (27/4/2020). Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý VI và năm 2020. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/.
Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên. (2020). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2020.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả