Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu

Trần Huy Hoàng1,2, , Đào Hoàng Nam3
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Trường Trung học cơ sở Phong Tân, Việt Nam
3 Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn mang tính chiến lược dài hạn. Đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng giáo dục, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của học sinh, nhà trường. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở thị xã Giá Rai không chỉ cần thiết, mà còn là yếu tố giúp định hướng chiến lược phát triển giáo dục bền vững cho địa phương trong tương lai. Để thực hiện vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu đối với 145 cán bộ quản lý và giáo viên ở 6 trường trung học cơ sở trên địa bàn. Từ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở qua công tác quy hoạch; bổ nhiệm, sử dụng luận chuyển; đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện chế độ chính sách, tạo điều kiện làm việc; kiểm tra, đánh giá; chúng tôi đã rút ra những ưu điểm, những hạn chế của công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở thị xã Giá Rai. Kết quả nghiên cứu thực tiễn này sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo địa phương và hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu tìm ra các biện pháp phù hợp để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trong thời gian tới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương. (2004). Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Ban Tổ chức-Ban Chấp hành Trung ương. (2012). Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI).
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Bùi, M. H., & Nguyễn, V. B. H. (2019). Quản lý và lãnh đạo nhà trường. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn , P. C. (2010). Quản lý nhà trường. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn, T. T. (2023). Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(02S), 109-118. https://doi.org/10.52714/dthu.12.02S.2023.1088.
Phạm, M. G., Đặng, T. T. L., & Huỳnh, T. H. (2017). Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông Tỉnh Đồng Tháp theo chuẩn hiệu trưởng. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 25, 3-9. https://doi.org/10.52714/dthu.25.4.2017.444.
Phạm, M. G., & Nguyễn, T. T. H. (2019). Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông theo chuẩn hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 37, 3-9. https://doi.org/10.52714/dthu.37.4.2019.674.
Phùng, Đ. M., & Phan, H. P. (2016). Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 22, 16-21. https://doi.org/10.52714/dthu.22.10.2016.389.
Trần, K. (2012). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trần, K. (2018). Quản lý và lãnh đạo nhà trường hiệu quả. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.