Hình tượng con gà trong tranh dân gian Đông Hồ

Nguyễn Thị Kim Ngân1
1 Trường ĐH An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tranh Đông Hồ được xếp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Việt Nam. Đây là thể loại tranh có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Hình ảnh trong tranh tuy mộc mạc, đậm chất dân dã nhưng lại chứa đựng những thông điệp đầy tính nhân văn thể hiện mong ước khao khát về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Việt. Bài viết nhằm làm rõ nét độc đáo của dòng tranh dân gian Đông Hồ đặc biệt là hình tượng con gà. Gà là con vật tương ứng với tháng Giêng và ngày mồng một đầu tháng cũng là ngày của gà. Do đó, ngày Tết đầu năm người dân thường dán tranh gà ở cửa, vừa ngăn chặn được quỷ, vừa có ý cầu may. Qua đó giúp cho chúng ta thấy được sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của dòng tranh dân gian đang có phần bị mai một này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Thị Chỉnh (2005), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2]. Đỗ Thị Hồng Gấm (2012), “Cặp tranh Đại Cát - Nghinh Xuân”, https://honggam173.violet. vn/document/show/entry_id/8671101
[3]. Nguyễn Hải Hậu (2012), “Tết trong tranh Đông Hồ”, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, NXB Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, (Số 331), tr. 37-39.
[4]. Phùng Hồng Kổn (2011), “Gà, lợn trong tranh Đông Hồ”, https://phungkon1.wordpress. com/2011/06/23/ga-l%E1%BB%A3n-trong-tranh-dong-h%E1%BB%93/
[5]. Nguyễn Thái Lai (2002), Làng Tranh Đông Hồ, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
[6]. Chu Quang Trứ (2000), Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu khắc cổ truyền, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ (1984), Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa, TP. HCM.