Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tại các trường mầm non công lập quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Trương Tấn Đạt1, Nguyễn Thị Thuý Hằng2,
1 Trường Đại học Đồng Tháp
2 Học viên cao học, Trường Đại học Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tại các trường mầm non công lập quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã được các cấp quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục của quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh quan tâm và ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát ý kiến của 49 cán bộ quản lý và 116 giáo viên đến từ 10 trường mầm non công lập trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ bức tranh về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, tạo cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, từ đó nâng cao chât lượng giáo dục các trường mầm non công lập trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Dương Huy Cẩn và Lê Hồng Cẩm Tú. (2017). Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 25, 10-14. https://doi.org/10.52714/dthu.25.4.2017.445.
Jan Amos Komensky. Tuyển dịch: Dương Tất Từ. (2001). Thiên đường của trái tim. Hà Nội: NXB Thế giới.
Nguyễn Sỹ Thư. (2012). Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phục vụ mục tiêu chuẩn hóa - Vấn đề nhìn từ thực tế Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học giáo dục, 84(9), 42-44,61.
Nguyễn Thị Lan Phương. (2022). Đổi mới giáo dục theo hướng mở và hội nhập quốc tế. Tạp chí khoa học Giáo dục Việt Nam, 18(S1), 1-7.
Phạm Thị Hằng. (2018). Thực trạng và những yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ sở ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Giáo dục, 444(2), 1-4.
Trần Khánh Đức. (2014). Cải cách sư phạm và đổi mới cán bản mô hình đào tạo giáo viên. Viện Sư phạm kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. (1999). Đại từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin.
Vũ Xuân Hùng. (2011). Năng lực dạy học của giáo viên dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện. Tạp chí Khoa học giáo dục, 7.