Lý thuyết đa thông minh và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học

Trần Khánh Đức1, Phạm Hữu Ngãi2
1 Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài viết trình bày những mối quan hệ trực tiếp giữa lý thuyết đa thông minh của của nhà tâm lý học Mỹ Howard Gardner (1983) với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học theo hướng phát huy tính chủ động và sáng tạo ở người học, dạy phương pháp, dạy cách học. Để phát triển các năng lực (dạng thức thông minh) ở người học, phương pháp dạy học ở bậc đại học cần có sự đổi mới căn bản từ quan niệm, quy trình, kỹ thuật, cách thức thực hiện… trên cơ sở kết hợp đa phương pháp, đa thông tin, đa giác quan, đa phương tiện, đa hoạt động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]. J. Đenome, M. Roy ( 2001) (sách dịch), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên và Tri thức.
[2]. Trần Khánh Đức (2007) (Đồng chủ biên), Giáo dục Việt Nam - đổi mới và phát triển hiện đại hóa, NXB Giáo dục.
[3]. Trần Khánh Đức (2013), Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4]. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004) (Chủ biên), Một số vấn đề về giáo dục học đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6]. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học - Phương pháp dạy và học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Allan C. Ornstein, Thomas J. Lasley (Ban đào tạo Đại học Quốc gia biên dịch), Các chiến lược để dạy học có hiệu quả.
[8]. Tài liệu tập huấn, Huấn luyện PP SP dự án VAT của AUSTRALIA - 2000.
[9]. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại - những vấn đề cơ bản, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.