Thực trạng và biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Bùi Kim Tuấn1, , Phạm Minh Giản2
1 Học viên cao học, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam
2 Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đội ngũ giáo viên được phát triển toàn diện về chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phương pháp giảng dạy sẽ giúp cải thiện chất lượng dạy học, tạo ra môi trường học tập tích cực và hiệu quả. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Dữ liệu được thu thập từ 16 cán bộ quản lý, 39 tổ trưởng chuyên môn và 142 giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù ngành giáo dục thành phố Sóc Trăng đã đạt được những tiến bộ trong phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm cần khắc phục. Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng, tác giả đã đề ra những biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Ban Bí thư Trung ương Đảng. (2004).Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 Về việc, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Ban Chấp hànhTrung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành TW khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.
Nguyễn, V. Đ. (2014). Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông tại tỉnh Đồng Tháp. Đề tài khoa học cấp Tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp.
Nguyễn, T. T. L. (2016). Quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng trung học cơ sở Kim Đồng, thành phố Hạ Long nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm, M. H. (2001). Về phát triển con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Quốc hội. (2019). Luật số 43/2019/QH14, Luật Giáo dục. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Thủ tướng. (2016). Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025".
Từ điển Giáo dục học (2004). Hà Nội: NXB Giáo dục.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>