Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần và hoạt tính chống oxy hóa của cao ethanol chiết từ hoa chiều tím (Ruellia simplex C. Wright)

Nguyễn Văn Kiệt1, Nguyễn Thị Mai Khanh1, Hoàng Thị Phương Thảo1, Mạc Gia Linh2, Trần Thị Thúy An2
1 Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Việt Nam
2 Sinh viên, Khoa Công nghệ Sinh Hóa - Thực phẩm, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát sự hiện diện của một số nhóm hợp chất tự nhiên trong hoa chiều tím như steroid, flavonoid, alkaloid, saponin, tannin, terpenoid … Đồng thời, hàm lượng flavonoid toàn phần cũng như khả năng chống oxy hoá của hai loại cao ethanol (cao E96 và cao E80) chiết từ hoa chiều tím cũng được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoa chiều tím có chứa các nhóm hợp chất flavonoid, alkaloid, tanin và terpenoid; không chứa steroid và saponin. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao E96 và cao E80 lần lượt là 7,13 và 0,98 mg QE/g cao chiết. Kết quả khảo sát khả năng chống oxy hóa bằng phương pháp trung hòa gốc tự do DPPH cho thấy, phần trăm ức chế 50% gốc tự do DPPH (IC50) của cao E96 và cao E80 lần lượt là 0,089 và 0,242 mg/mL. Chất chuẩn đối chứng là ascorbic acid (IC50=0,02 mg/mL).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chang, C. C., Yang, M. H., Wen, H. M., & Chern, J. C. (2022). Estimation of total flavonoid content in propolis by two complementary colorimetric methods. Journal of Food and Drug Analysis, 10(3), 178-182.
Samy, M. N., Sugimoto, S., Matsunami, K., Otsuka, H., & Kamel, M. S. (2015). Chemical Constituents and Biological Activities of Genus Ruellia. International Journal of Pharmacognosy, 2(6), 270-279. DOI: 10.13040/IJPSR.0975-8232.IJP.2(6).270-79.
Nguyễn, K. P. P. (2007). Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. Thành phố Hồ chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn, V. K., Lê, S. T., Mạc, G. L., & Trần, T. T. A. (2022). Trích ly anthocyanin từ hoa chiều tím và ứng dụng làm chất chỉ thị trong phân tích hóa học. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 58(CĐ Khoa học Tự nhiên),120-127. DOI:10.22144/ctu.jvn.2022.128.
Tejaputri, N. A., Arsianti, A., Qorina, F. O. N. A., & Fithrotunnisa, Q. (2019). Phytochemical Analysis And Antioxidant Properties By Dpph Radical Scavenger Activity Of Ruellia Brittoniana Flower. International Journal of Applied Pharmaceutics, 11(6), 24-28. DOI: 10.22159/ijap.2019.v11s6.33531.
Tejaputri, N. A., Arsianti, A., Qorina, F., Fithrotunnisa, Q., Azizah, N. N., & Putrianingsih, R. (2020). Anticancer Activity Of Ruellia Britoniana Flower On Cervical Hela Cancer Cells. Pharmacogn Journal, 12(1), 29-34. DOI:10.5530/pj.2020.12.6.
Be Tu, P. T., & Tawata, S. (2015). Anti-oxidant, anti-aging, and anti-melanogenic properties of the essential oils from two varieties of alpinia zerumbet. Molecules, 20, 16723-16740. DOI: 10.3390/molecules200916723.
Phan, K. Q. (2011). Giáo trình hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
Trì, K. N., Huỳnh, P. T. T., Nguyễn, N. Y., Trầm, H. D., & Phạm, T. T. (2021). Hàm lượng polyphenol, flavonoid và họat tính chống oxy hóa của cao chiết hoa đậu biếc (Clitoria ternatea L.). Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, 13, 242-254.